6 bí quyết để 'chung sống' với căn bệnh mãn tính - tiểu đường: Vẫn đầy đủ dinh dưỡng mà không phải kiêng khem áp lực

Phương Thu |

Chế độ ăn uống của người tiểu đường cần rất nhiều lưu ý để kiểm soát dinh dưỡng, mức đường huyết. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những gợi ý này để giảm bớt "áp lực" khi chung sống với căn bệnh này.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc người đái tháo đường ở nước ta ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, nhiều người chưa có nhận thức rõ rằng về căn bệnh giết người thầm lặng này.

TS BS. Lê Quang Toàn – Trưởng khoa Đái Tháo Đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho biết: "Đái tháo đường là căn bệnh có thể không gây ra những cái chết nhanh chóng như những bệnh cấp tính khác, tuy nhiên, bệnh âm thầm tiến triển dẫn đến người bệnh không thể qua khỏi.

Trên thế giới coi đái tháo đường là một trong 77 nguyên nhân dẫn đến tử vong .Theo số liệu của Liên đoàn đái đường thế giới, cứ 7 giây lại có một người tử vong do đái tháo đường. Đái tháo đường có thể tăng nguy cơ tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Tuổi thọ có thể giảm từ 6 – 10 năm so với người không mắc đái tháo đường".

Đây là căn bệnh mãn tính, nhưng sống chung với nó có thể không dễ dàng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải lựa chọn thực phẩm quá kỹ càng và kiêng khem nhiều thứ.

Theo trang sức khỏe Health.com, người bị bệnh tiểu đường có thể lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo "sống chung với bệnh tiểu đường" mà không quá áp lực về chế độ ăn uống:

Chuẩn bị bữa sáng giàu protein

6 bí quyết để chung sống với căn bệnh mãn tính - tiểu đường: Vẫn đầy đủ dinh dưỡng mà không phải kiêng khem áp lực - Ảnh 1.

Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, lượng insulin thường tăng lên so với mức bình thường do các hoóc-môn (như cortisol) tăng lên, làm nhiệm vụ đánh thức chúng ta tỉnh dậy.

Do vậy, nếu bạn ăn bữa sáng có chứa lượng tinh bột như bột yến mạch, ngũ cốc, bánh mì tròn, đá xay, sinh tố, bánh kếp, bánh quế,... lượng đường có trong những loại thực phẩm này kết hợp với hormone của chúng ta sẽ làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.

Một bữa sáng lý tưởng đối với những người bị tiểu đường là trứng, pho mát, sữa chua nguyên chất với các loại hạt, bánh mì làm từ bột hạnh nhân hoặc dừa, hoặc các món ăn sáng phi truyền thống như thịt và rau là những lựa chọn tốt hơn cho lượng đường trong máu của bạn mọi lúc, nhưng đặc biệt là vào buổi sáng.

Mua thực phẩm đảm bảo chất lượng

Hãy đầu tư vào các loại thực phẩm chứa protein chất lượng, chất béo lành mạnh và rau quả sạch để đảm bảo sức khỏe thay vì dùng thuốc để chữa trị.

Linda Sartor, RD, chuyên gia dinh dưỡng về bệnh tiểu đường thực hành nâng cao tại Trung tâm Tiểu đường Penn Rodebaugh cho biết: “Theo dõi lượng thức ăn và hoạt động của bạn một các nghiêm túc sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe đáng kể. Nghiên cứu chứng minh rằng những người thường xuyên theo dõi loại thức ăn và lượng thức ăn nạp vào thường có thể giảm cân nhiều hơn và cải thiện lượng đường trong máu hơn những người không kiểm soát điều này.

Tránh đồ uống có đường

Những người mắc bệnh tiểu đường nên tuyệt đối tránh đồ uống có đường bao gồm soda, đồ uống dành cho người tập thể thao, trà có đường và nước trái cây, trừ khi bạn đang sử dụng những đồ uống này để điều trị tụt đường huyết.

Carbohydrate ở dạng lỏng làm tăng lượng đường trong máu rất nhanh. Mặc dù chúng rất tốt để điều trị lượng đường trong máu thấp, nhưng nếu lượng đường trong máu của một người ở mức bình thường hoặc cao, những loại uống nhiều đường sẽ đưa lượng đường trong máu của bạn tăng lên.

Hãy để ý thông tin thành phần thực ghi trên bao bì thực phẩm

Những người bị bệnh tiểu đường nên lưu ý chọn tổng lượng carbohydrate là 30-40 gam mỗi bữa ăn và 15 gam trở xuống cho bữa ăn nhẹ, mức protein từ 8-21 gam mỗi khẩu phần để mang lại cho bạn cảm giác no và giúp cân bằng lượng đường trong máu, mức natri dưới 140 miligam cho một bữa ăn nhẹ và dưới 500 miligam mỗi bữa ăn thông thường.

Ăn nhiều rau xanh

6 bí quyết để chung sống với căn bệnh mãn tính - tiểu đường: Vẫn đầy đủ dinh dưỡng mà không phải kiêng khem áp lực - Ảnh 2.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên cố gắng ăn nhiều rau xanh nhất có thể vì rau xanh là thực phẩm số 1 về tính phù hợp cho những người bị tiểu đường. Nếu trong trường hợp bạn không thể tiêu thụ quá nhiều rau, bạn có thể uống các loại thực phẩm chức năng tổng hợp từ rau củ để thay thế.

Nguồn: Health

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại