Các triệu chứng của rối loạn chức năng gan và thận có thể ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường và thậm chí rút ngắn tuổi thọ một cách nghiêm trọng. Nhiều người đánh giá những thói quen này là tốt cho sức khỏe, song thực chất đó lại là những hành vi có thể sẽ làm tổn thương gan thận, khó có thể sửa chữa kịp thời.
5 thói quen sức khỏe sai lầm gây ảnh hưởng lớn đến gan và thận
1. Tùy tiện dùng các sản phẩm sức khỏe, thực phẩm chức năng
Có người cho rằng duy trì việc dùng nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, thực tế thì bạn chỉ cần quan tâm đến sức khỏe của mình thông qua các thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày là đủ, ví dụ như chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn mới có thể nâng cao sức đề kháng và duy trì sức khỏe của nội tạng.
Không nên quá tin tưởng vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe để điều hòa chức năng cơ thể mà bỏ qua những thói quen lành mạnh nêu trên. Chúng ta không biết rằng, có nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe cũng có chứa dược chất, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng áp lực chuyển hóa lên gan và thận, các cơ quan này sẽ bị tổn thương nếu hoạt động quá mức trong thời gian dài.
(Ảnh minh họa)
2. Ăn quá nhiều nước canh hầm xương
Nhiều gia đình thường xuyên hầm xương để nấu canh. Việc có quan niệm phải ăn quá nhiều nước hầm xương mới cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì các cơ quan nội tạng khỏe mạnh cũng là một trong những quan niệm sai lầm.
Canh xương không giàu canxi, thậm chí chất lượng canxi rất thấp, nhiều purin và chất béo hòa tan trong nước canh, ăn uống nhiều canh xương dễ làm chỉ số axit uric cao và gây ra bệnh gút, sau đó sẽ gây hại cho thận.
Việc bổ sung quá nhiều chất béo khiến cơ thể béo lên, tỷ lệ gan nhiễm mỡ càng cao gây hại cho gan thận, không nên uống quá nhiều.
(Ảnh minh họa)
3. Uống rượu vang đỏ mỗi ngày
Rượu vang đỏ được khuyên là nên uống đều đặn để tăng cường sức khỏe, nhưng lời khuyên đó không đúng với tất cả mọi người. Bởi khi bạn uống nhiều rượu vang đó, sẽ tạo ra chất cồn trong quá trình lên men, dù trong rượu có các chất dinh dưỡng khác cũng không thể uống thường xuyên được.
Nhiều người uống rượu vang đỏ để giữ gìn sức khỏe, họ cho rằng nguyên liệu của rượu vang đỏ là nho, rượu vang đỏ sau khi lên men có thể làm đẹp da, nâng cao sức đề kháng, uống rượu vang đỏ một cách hợp lý có thể bổ sung dinh dưỡng dồi dào, bồi bổ gan và thận.
Đây là một trong những hiểu lầm cần phải đính chính lại. Rượu vang đỏ sẽ sinh ra cồn trong quá trình lên men, dù có các chất dinh dưỡng khác cũng không nên uống thường xuyên, nếu không, sự kích thích của rượu sẽ đẩy nhanh các bệnh về gan và mạch máu quanh thận, từ đó các cơ quan này sẽ bị tổn thương.
4. Không ăn thêm sau bữa trưa (nhịn bữa tối)
Một số người cảm thấy rằng không ăn sau bữa trưa có thể khiến cơ thể không tăng cân do bổ sung quá nhiều dinh dưỡng hoặc calo. Tuy nhiên, hành vi này dễ dẫn đến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng.
Không ăn trong thời gian dài, cơ thể ở trong tình trạng suy dinh dưỡng sẽ suy giảm chức năng của nhiều cơ quan trong đó có gan và thận.
Để tốt cho sức khỏe, bạn nên ăn đủ 3 bữa/ngày, với lượng thịt và rau hợp lý, để không dẫn đến suy dinh dưỡng.
5. Uống thuốc bắc để bồi bổ cơ thể
Nếu bạn có quan niệm rằng cứ uống thuốc bắc là có thể bồi bổ cho cơ thể, thường sử dụng nhiều loại thuốc bắc để tẩm bổ cũng là quan niệm sai lầm.
Đừng tưởng uống nhiều thuốc bắc sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, có thể bạn không biết rằng gan thận rất dễ bị tổn thương do thuốc, từ đó dẫn đến bị suy giảm chức năng.
Ngay cả khi muốn sử dụng các loại thuốc bắc cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ, bởi vì mỗi người có thể trạng và cách dùng thuốc khác nhau, không nên tin rằng thuốc bắc tốt mà tùy tiện sử dụng.
Có hai điều cần chú ý trong cuộc sống, bất kể bạn là chuyên gia chăm sóc sức khỏe hay người mới tập tành quan tâm chăm sóc sức khỏe, bạn đều cần chú ý đến vấn đề dưới đây để chăm sóc sức khỏe của bản thân suôn sẻ hơn.
(Ảnh minh họa)
2 việc cần làm để có sức khỏe tốt, chức năng nội tạng ổn định lâu dài
1. Rèn luyện thân thể
Tập luyện thể dục là một trong những việc quan trọng nhất mà bạn nên làm hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Tập luyện cường độ cao không thể tốt bằng việc tập đều đặn vừa sức. Những bài tập đơn giản phù hợp hơn cho những người mới tập thể thao, bất kể bạn có thể trạng thế nào thì đều cần phải bắt đầu từ những điều cơ bản.
Tập luyện đều đặn mỗi ngày, tập từ mức độ nhẹ và tăng dần lên, tập một cách khoa học dựa vào sự lắng nghe cơ thể.
2. Dinh dưỡng cân bằng
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn phải để cơ thể hấp thụ thực phẩm một cách toàn diện hơn thông qua chế độ ăn uống cân bằng. Hãy chú ý đến thói quen không kén ăn, không ăn kiêng, không cố tình giảm cân cấp tốc vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.