Chúng ta đều biết rằng axit dạ dày là chất vô cùng cần thiết để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Nếu axit trong dạ dày quá ít sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, tiêu hóa không triệt để, không hết. Ngược lại, nếu axit quá nhiều cũng sẽ gây ra những tổn hại lớn cho cơ thể.
Vậy làm sao để luôn duy trì được mức axit dạ dày cân bằng? Nhiều người chưa quan tâm nhiều đến yếu tố này nên đã thường xuyên rơi vào tình trạng có các bệnh về tiêu hóa. Sau đây là những nguyên tắc ăn uống giúp bạn sớm có một hệ tiêu hóa hoạt động cân bằng, ổn định.
1. Nên ăn thực phẩm chứa thành phần kiềm
Một số thực phẩm có thành phần kiềm gồm các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa, huyết động vật, tương đậu nành, rau bina, bắp cải, các loại rau tươi, trái cây. Đồng thời hạn chế ăn quá nhiều các món ăn có tính axit các chế phẩm từ đậu, lạc, giấm, dầu mỡ và các thực phẩm liên quan khác.
2. Nên ăn các loại thực phẩm ít béo, ít đường
Thực phẩm có hàm lượng chất béo và chất ngọt cao có thể làm tăng bài tiết axit dạ dày. Những người có chứng tăng axit dạ dày quá cao thì nên tránh các loại gia vị như hạt tiêu, cà phê, mù tạt và các loại thực phẩm tương tự có nguy cơ làm tăng độ chua dạ dày.
3. Nên ăn nhiều hơn thực phẩm từ tinh bột, mì
Khi dạ dày rơi vào tình trạng quá toan, dư thừa axit thì nên coi thực phẩm tinh bột là bữa ăn chính. Thực phẩm từ bột mì có thể làm loãng axit dạ dày. Những món ăn từ đậu nành, cháo có thể làm loãng axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
4. Nên ăn uống đúng giờ
Người có bệnh về axit dạ dày nên hạn chế ăn vặt, vì các món ăn vặt và thói quen ăn không đúng bữa có thể làm tăng axit dạ dày. Ngoài ra cũng không nên ăn quá no, làm cho dạ dày giãn to hơn, tăng tiết axit ở mức độ nặng hơn.
Đối với những bệnh nhân có chứng tiết axit dạ dày quá cao, hãy chọn đúng loại thức ăn để phòng ngừa các vấn đề về dạ dày, phòng tránh bệnh dạ dày trầm trọng hơn, nhưng hiệu quả phục hồi sức khỏe dạ dày sẽ chậm. Vì vậy, nên tìm một cách giải quyết toàn diện và an toàn hơn.
*Theo Health/9939
Xem thêm:
GS Bình chia sẻ về vấn đề ăn uống của người Việt