Tư Mã Ý sinh năm 179, mất ngày 7/9/251, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ (TQ).
Tư Mã Ý có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Dù thua Gia Cát Lượng ở hầu hết các cuộc đối đầu trên thực địa, nhưng chung cuộc vị quân sư kiệt xuất của Thục Hán lại chết sớm hơn Tư Mã Ý khiến đại cục thay đổi.
Sau một khoảng thời gian dài nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, ông đã tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249, khiến hoàng đế Nguỵ chỉ còn tồn tại trên lý thuyết.
Từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.
Về mặt tuổi thọ, trong thời loạn lạc và điều kiện y tế thiếu thốn, tuổi thọ trung bình của người dân không cao lắm. Truyền nhân của Tào Tháo là Tào Phi chỉ sống 39 tuổi, cháu nội 42 tuổi, bản thân Tào Tháo sống được 65 tuổi. Ngay như Gia Cát Lượng cũng chỉ sống 54 tuổi. Còn Tư Mã Ý sống đến tuổi 73.
Vì thế, riêng về mặt chăm sóc sức khỏe, Tư Mã Ý được lịch sử Trung Quốc ghi nhận là một trong những nhân vật biết chăm sóc sức khỏe nhất thời Tam Quốc, những cách dưỡng sinh của ông vẫn được người đời học tập cho đến tận ngày nay.
* Đọc Bí quyết thứ nhất: Luyện bài tập nổi tiếng nhất của thầy Hoa Đà
* Đọc Bí quyết thứ hai: Lối sống trái ngược với Gia Cát Lượng
Bí quyết thứ ba:
SỰ THÂM SÂU SAU TRÒ "GIẢ NGU GIẢ ĐIẾC"
Cùng với việc kiên trì tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, mà bài tập được yêu thích nhất của Tư Mã Ý chính là Ngũ Cầm hí của thần y Hoa Đà, cùng với cách ăn uống khoa học, đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, thì bí quyết tiếp theo của Tư Mã Ý chính là duy trì nhịp sống cân bằng, hài hòa, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
Không giống như cách làm việc kiểu "tham công tiếc việc'' của Gia Cát Lượng, lúc nào cũng làm nhiều đến mức như "chết đi sống lại", Tư Mã Ý lại hoàn toàn làm theo cách nhàn nhã, hài hòa hơn.
Sách "Tấn thư" chép rằng: Vào năm Kiến An thứ 6 thời Đông Hán (201), Tào Tháo nghe tin Tư Mã Ý rất có tài nên đã sai người chiêu mộ Tư Mã Ý vào hầu hạ, tận dụng tài năng của ông.
Tư Mã Ý không muốn chịu cảnh bị khuất phục dưới tay Tào Tháo nên nói rằng bản thân không đi được, do đang bị phong hàn, bất tiện trong sinh hoạt.
Tào Tháo không tin, nghi Tư Mã Ý lại rắp tâm nói dối nên ban đêm đã sai người đi dò xét tin tức xem thực hư ra sao. Thấy vậy, Tư Mã Ý đã giả vờ ốm, nằm bất động suốt đêm.
Lính của Tào Tháo lại báo về là Mã Ý cả đêm không động đậy thật.
Đây là những lần Tư Mã Ý "giả ốm" để trấn yểm, bảo vệ thân thể.
Có lẽ, chiêu trò này được thực hiện là dựa trên suy nghĩ toan tính bên trong của Tư Mã Ý. Ông quan niệm rằng: Ăn uống điều độ, ngủ đúng giờ, an phận thủ thường, xem kẻ lớn đánh nhau, bản thân chỉ cần sống được như đời ngư ông câu cá, thảnh thơi, chẳng phải là thơm hơn sao?
Nhìn thấy Gia Cát Lượng ngày nào cũng làm thêm nhiều việc, thức đêm, ăn không ngon, chẳng phải như thế liệu có thể cười đến cuối đời được sao? (ý nói thói quen xấu thì không thể vui vẻ đến cuối đời được).
Trong cuốn sách "Hoàng đế Nội kinh" từng dạy con người ta "ba phương diện giữ gìn sức khỏe" chính là: "ăn uống điều độ, sinh hoạt điều độ và làm việc có nề nếp."
Ăn uống biết tiết chế, sinh hoạt cẩn thận, không làm việc hấp tấp, vội vã, vất vả. Kiên trì giữ được thói quen này có thể bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ, an nhàn hưởng thụ.
Ngược lại, chế độ ăn uống không đúng cách, vô thường trong sinh hoạt, làm việc quá bận rộn có thể làm tăng tốc độ lão hóa sớm, sinh ra bệnh sớm, gây chết sớm.
Có thể nói, lối sống của một người có tác động rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của người đó. Thông thường, chúng ta nên duy trì lịch sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, có như vậy thì sức khỏe mới được đảm bảo.
Kinh nghiệm sống khỏe của Tư Mã Ý dù đã trải qua rất nhiều thế kỷ, nhưng người hiện đại vẫn không ngừng tìm kiếm những bí quyết của ông được ghi lại trong sử sách, từ đó có thể học hỏi, thực hành và nâng cao sức khỏe của bản thân.
Mưu mẹo "giả ngu giả điếc" để "được việc mình, không hại người" của ông cũng nổi tiếng trong thời Tam Quốc, nhiều người cho rằng đó là cách để bản thân được nghỉ ngơi đúng mức, không làm việc quá sức, không vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
* Kính mời quý Độc giả đón đọc bí quyết thứ tư giúp Tư Mã Ý sống thọ bậc nhất thời Tam Quốc
*Theo Health/TT