Tại sao kẽm quan trọng?
Đó là câu hỏi đúng thời điểm. Bởi vì không thể nói đến các loại thực phẩm giàu kẽm mà không hiểu biết tác dụng dinh dưỡng của kẽm trước hết.
Kẽm là chất khoáng vi lượng. Kẽm được tìm thấy hầu hết trong các tế bào của toàn bộ cơ thể. Hệ thống miễn dịch cần kẽm để hoạt động chức năng một cách tốt nhất. Và thêm nữa, kẽm còn giúp bạn sử dụng nhạy cảm các giác quan vị giác và khứu giác.
Kẽm tham gia quá trình sản xuất của khoảng 100 loại enzym khác nhau trong cơ thể chúng ta. Kẽm hoạt động như một chất oxy hóa và trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Kẽm cũng kích thích quá trình sản xuất máu của cơ thể. Ngoài ra, kẽm thúc đẩy sự tổng hợp colagen, là yếu tố rất thiết yếu cho quá trình làm lành vết thương.
Quan trọng hơn, kẽm là chất quan trọng cho quá trình mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung. Cơ thể cần kẽm để sinh trưởng và phát triển một cách thích hợp.
Vì kẽm là một chất khoáng mà cơ thể cần với lượng rất ít, nên bác sĩ của bạn sẽ có thể quên nhấn mạnh đến vai trò của nó – nhưng bạn sẽ có thể mắc bệnh nếu không nhận đủ lượng kẽm thích hợp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Nhu cầu lượng kẽm hàng ngày
Bảng dưới đây (theo Viện Y Dược học Nepal) sẽ giúp bạn có ý tưởng ứng dụng.
Tuổi | Lượng khuyến cáo hàng ngày |
Sơ sinh - 6 tháng | 2 mg |
7 tháng – 3 tuổi | 3 mg |
4 – 8 tuổi | 5 mg |
9 – 13 tuổi | 8 mg |
14 – 18 tuổi (con gái) | 9 mg |
≥14 tuổi (con trai và con gái) | 11 mg |
≥19 tuổi (phụ nữ) | 8 mg |
≥19 tuổi (phụ nữ mang thai) | 11 mg |
≥19 tuổi (phụ nữ cho con bú) | 12 mg |
Đó là liều lượng điều trị. Nhưng làm thế nào để đảm bảo bạn đang thu nhận đủ lượng kẽm hàng ngày? Các thực phẩm dưới đây có thể sẽ giúp bạn điều đó.
Các thực phẩm giàu kẽm
1. Con hàu
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
- Suất ăn: 50g
- Lượng kẽm: 8,3mg
- Đáp ứng nhu cầu kẽm hàng ngày (viết tắt là DV%): 55%
Ngoài kẽm, hàu còn giàu protein và điều tuyệt vời là chúng giúp bạn tăng cường lượng protein ăn vào mà không làm tăng lượng chất béo tiêu thụ.
Hàu cũng giàu vitamin C và 1 xuất ăn với hàu đáp ứng được 15% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C là rất tốt cho hệ thống miễn dịch, còn protein giúp nâng cao sức khỏe của tế bào và của cơ.
Phương pháp bổ sung hàu vào chế độ ăn
Bạn có thể sử dụng hàu luộc với rau gia vị. Thậm chí hàu sống cũng rất ngon, đặc biệt khi ăn cùng với rau cải ngựa. Nhưng hãy lưu ý về nguồn gốc của hàu vì chúng cũng hay gây ra ngộ độc thực phẩm.
2. Hạt vừng
- Suất ăn: 100g
- Lượng kẽm: 7,8mg
- DV%: 52%
Hạt vừng cũng là nguồn tuyệt vời đối với phytosterol là hợp chất làm giảm cholesterol. Một hợp chất khác có trong hạt vừng có tên sesamin giúp cân đối các hooc môn và tăng cường sức khỏe tổng thể. Hạt vừng cũng giàu protein bổ dưỡng.
Phương pháp bổ sung hạt vừng vào chế độ ăn
Bạn có thể sử dụng bơ vừng thay cho bơ lạc trong món bánh mì của bạn. Hạt vừng sử dụng rất tốt với cá hồi và thịt gà. Bạn có thể tự chế biến món ăn sáng ngon miệng granola.
3. Hạt lanh
- Suất ăn: 168g
- Lượng kẽm: 7,3mg
- DV%: 49%
Hạt lanh giàu cực kỳ đối với các axit béo omega-3 giúp tăng cường sức khỏe của não và tim cũng như nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe khác. Hạt lanh cũng giúp điều trị các bệnh về khớp và viêm ruột.
Phương pháp bổ sung hạt lanh vào chế độ ăn
Bạn có thể bổ sung hạt lanh vào món rau trộn hay món sinh tố cho bữa sáng. Bạn cũng có thế bổ sung hạt lanh vào các món rau nấu chín khác.
4. Hạt bí đỏ
- Suất ăn: 64g
- Lượng kẽm: 6,6mg
- DV%: 44%
Hạt bí đỏ giàu phytoestrogen giúp nâng cao hàm lượng cholestrerol sau thời kỳ mãn kinh. Hạt bí đỏ cũng giàu các chất chống oxy hóa giúp nâng cao sức khỏe của bạn.
Phương pháp bổ sung hạt bí đỏ vào chế độ ăn
Bạn có thể bổ sung hạt bí vào món rau trộn thời gian đi ngủ. Món ăn nhanh này có thể giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ.
5. Yến mạch
- Suất ăn: 156g
- Lượng kẽm: 6,2mg
- DV%: 41%
Yến mạch là một trong những lựa chọn bữa sáng phổ biến nhất. Chất dinh dưỡng quan trọng nhất có trong yến mạch là beta-glucan – một chất xơ hòa tan mạnh. Chất xơ này giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol và tăng cường sự sinh trưởng các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.
Yến mạch có thể cũng giúp tăng cường khả năng điều chỉnh đường huyết, làm giảm mắc bệnh tiểu đường. Đường huyết là nguyên nhân chủ yếu làm tăng trường hợp mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới.
Phương pháp bổ sung yến mạch vào chế độ ăn
Bạn có thể dùng yến mạch cho bữa sáng của mình và đó là cách đơn giản nhất để tăng lượng kẽm ăn vào.
6. Bột ca cao
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
- Suất ăn: 86g
- Lượng kẽm: 5,9mg
- DV%: 39%
Kẽm trong bột ca cao giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Từ bột ca cao người ta chế biến những thanh sô-cô-la màu nâu tuyệt ngon. Vì vậy, để có đủ lượng kẽm thích hợp không còn là vấn đề nữa. Bột ca cao cũng giàu các chất sắc tố giúp tăng cường miễn dịch.
Phương pháp bổ sung bột ca cao vào chế độ ăn
Bổ sung bột ca cao vào chè hay cafe của bạn. Bạn có thể sử dụng bột ca cao không ngọt cho vào nước xốt, trứng sữa quấy và cháo ngũ cốc nóng.
7. Phô mai Thụy Sĩ
- Suất ăn: 132g
- Lượng kẽm: 5,8mg
- DV%: 38%
Cần phải lưu ý thêm rằng, phô mai là một nguồn lành mạnh đối với chất khoáng can xi mà bạn rất cần cho xương chắc khỏe. Và vì nó có nguồn gốc động vật, phô mai Thụy Sĩ được xem như là nguồn proten hoàn hảo. Nó chứa đầy đủ các axit amin mà cơ thể cần để cấu tạo nên protein.
Tuy nhiên, hãy sử dụng với liều lượng điều độ có tiết chế, vì phô mai Thụy Sĩ cũng chứa chất béo bão hòa có thể không lành mạnh nếu tiêu thụ với lượng lớn.
Phương pháp bổ sung phô mai Thụy Sĩ vào chế độ ăn
Bạn có thể bổ sung một lát phô mai Thụy Sĩ vào trong bánh kẹp hay tô xúp của bạn. Hoặc bạn cắt lát nhỏ bổ sung vào món rau trộn, hay cho vào món trứng bác cũng rất tốt.
8. Lòng đỏ trứng
- Suất ăn: 132g
- Lượng kẽm: 5,8mg
- DV%: 38%
Lòng đỏ trứng cũng đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau. Nó còn chứa các vitamin A, D, E và K. Lòng đỏ trứng còn chứa các axit béo. Và quan trọng hơn nữa, lòng đỏ chứa các chất oxy hóa lutein và zeaxanthin giúp tăng cường sức khỏe thị lực của mắt.
Phương pháp bổ sung lòng đỏ trứng vào chế độ ăn
Lòng đỏ trứng luộc là một lựa chọn và bạn có thể bổ sung vào món rau trộn.
9. Đậu lima
- Suất ăn: 178g
- Lượng kẽm: 5mg
- DV%: 34%
Ngoài kẽm, đậu lima còn giàu folat là chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Đậu này cũng rất giàu vitamin B1 và B6. Chất xơ trong đậu lima giúp bảo vệ ruột kết và chống ung thư đường tiêu hóa.
Đậu lima có thể thúc đẩy sự no và cuối cùng kích thích cơ thể giảm cân một cách lành mạnh.
Phương pháp bổ sung đậu lima vào chế độ ăn
Bạn có thể bổ sung đậu lima khô vào món cháo ăn đêm. Ăn kèm đậu lima với thịt lợn muối xông khói và trứng là sự kết hợp tuyệt vời.
10. Đậu thận
- Suất ăn: 184g
- Lượng kẽm: 5,1mg
- DV%: 34%
Ngoài việc giúp bạn hấp thu lượng kẽm thích hợp, đậu thận còn làm giảm nồng độ protein phản ứng C, được biết là nguyên nhân gây rối loạn quá trình viêm nhiễm. Đậu này còn giúp điều chỉnh lượng đường huyết, và giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Phương pháp bổ sung đậu thận vào chế độ ăn
Đậu thận có thể bổ sung đơn giản vào món rau trộn hoặc với các loại quả thông thường. Hoặc bạn có thể dùng đậu thận đóng hộp làm đồ ăn nhanh cho bữa tối. Thậm chí bạn có thể bổ sung vào món xúp hay món hầm cũng rất tốt.
11. Lạc
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
- Suất ăn: 146g
- Lượng kẽm: 4,8mg
- DV%: 32%
Lạc là nguồn các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe trái tim. Các chất dinh dưỡng đó bao gồm niacin (vitamin B3), ma-giê, đồng, axit oleic, và các chất chống oxy hóa khác nữa (bao gồm các phenol resveratrol phổ biến).
Ăn lạc có thể giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật đối với cả nam và nữ . Đó là vì lạc làm giảm cholesterol, trong khi sỏi mật phần lớn được hình thành từ cholesterol.
Phương pháp bổ sung lạc vào chế độ ăn
Cách tốt nhất là ăn từ củ lạc bằng cách cắn bỏ vỏ và ăn nhấm nháp hạt lạc. Bốc lạc vào lòng bàn tay rồi ngồi xem tối phim hài vui nhộn và nhấm nháp. Hoặc bạn có thể bổ sung lạc vào cùng nguyên liệu để làm bánh granolao rất ngon cho bữa sáng.
12. Thịt cừu
- Suất ăn: 113g
- Lượng kẽm: 3,9mg
- DV%: 26%
Thịt cừu chủ yếu chứa protein chất lượng cao với đầy đủ các axit amin thiết yếu. Protein thịt cừu có thể là chất cấu tạo cơ thể đặc biệt tốt, hồi phục sức khỏe các vận động viên hoặc thậm chí cho cả các bệnh nhân sau phẫu thuật.
Một axit amin quan trọng trong thịt cừu có tên là beta-alanin có tác dụng nâng cao thành tích hoạt động thể chất.
Phương pháp bổ sung thịt cừu vào chế độ ăn
Món sườn cừu quay hoặc nướng có thể là món bổ sung ngon cho bữa tối của bạn.
13. Quả hạnh
- Suất ăn: 95g
- Lượng kẽm: 29mg
- DV%: 20%
Quả hạnh là loại quả hạch phổ biến và có thể là ngon bậc nhất nữa. Chúng chứa nhiều các chất chống oxy hóa giúp làm giảm stress và thậm chí làm giảm quá trình lão hóa. Quả hạnh cũng giàu vitamin E giúp bảo vệ màng tế bào khỏi bị phá hủy. Vitamin E cũng giúp làm giảm nguy cơ các bệnh về não như alzheimer.
Phương pháp bổ sung quả hạnh vào chế độ ăn
Dùng nắm tay đầy hạt hạnh ăn cùng bữa sáng, hoặc ăn nhẹ buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thể bổ sung hạt hạnh giã nhỏ vào món sinh tố ưa thích của bạn.
14. Con cua
- Suất ăn: 85g
- Lượng kẽm: 31mg
- DV%: 20%
Cũng như hầu hết các loại thịt động vật khác, cua là nguồn protein hoàn hảo. Cua là nguồn ấn tượng về vitamin B12 giúp cho sự sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh. Vitamin B12 cũng giúp làm giảm nguy cơ các bệnh về tim.
Phương pháp bổ sung cua vào chế độ ăn
Cho cua đã xé nhỏ vào món rau trộn. Bạn có thể bổ sung cua vào món súp. Tốt hơn là, bạn nên xào rán cua với đậu Hà Lan, nấm, củ năng để bạn có món xào ngon miệng.
15. Đậu gà
- Suất ăn: 164g
- Lượng kẽm: 2,5mg
- DV%: 17%
Đậu gà giàu chất xơ giúp điều chỉnh hàm lượng đường huyết và cholesterol. Vì vậy, đậu gà có thể phòng bệnh đái đường và các bệnh về tim.
Đậu gà còn chứa sê-len là chất khoáng có thể giúp làm giảm nguy cơ gây chết liên quan đến ung thư.
Phương pháp bổ sung đậu gà vào chế độ ăn
Bạn có thể trộn đậu gà vò trong món rau đậu trộn đóng gói giàu protein. Hoặc bạn có thể sử dụng bột đậu gà để chế biến các món nướng. Thậm chí bạn có thể bổ sung đậu gà vào bất kỳ món xúp rau nào để làm tăng giá trị dinh dưỡng của nó.
16. Đậu Hà Lan
- Suất ăn: 160g
- Lượng kẽm: 1,9mg
- DV%: 13%
Ngoài việc chứa một lượng khá chất kẽm, đậu Hà Lan không có cholestrerol và cực kì ít mỡ và muối. Đó là đặc điểm dinh dưỡng tuyệt vời của đậu Hà Lan.
Một chất chống oxy hóa đặc biệt trong đậu Hà Lan là lutein. Cơ thể chúng ta cất trữ chất chống oxy hóa này tại khu vực điểm vàng của võng mạc và nó giúp lọc ánh sáng một cách thích hợp.
Điều đó cơ bản có nghĩa là, nếu thiếu hụt lutein có thể gây ra các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Ăn đậu Hà Lan có thể phòng được tình trạng này.
Phương pháp bổ sung đậu Hà Lan vào chế độ ăn
Bạn có thể đơn giản bổ sung đậu Hà Lan vào món rau trộn, hoặc thậm chí có thể ăn riêng đậu hag Lan cũng là món khoái khẩu bổ dưỡng.
17. Đào lộn hột
- Suất ăn: 28g
- Lượng kẽm: 1,6mg
- DV%: 11%
Đào lộn hột cũng giàu chất sắt và đồng giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp cơ thể sản sinh hồng cầu và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Đào lộn hột là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời đối với các protein và chất béo động vật. Đó là vì các axit béo đơn hay đa không bão hòa có trong đào lộn hột giúp làm giảm khả năng hình thành chất béo và cholesterol đối với quả tim.
Phương pháp bổ sung đào lộn hột vào chế độ ăn
Ăn tươi đào lộn hột làm đồ ăn nhanh bữa tối là cách đơn giản nhất để bổ sung lượng kẽm nhu cầu và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Hoặc bạn có thể bổ sung bơ đào lộn hột vào món bánh mì sáng.
18. Tỏi
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
- Suất ăn: 136g
- Lượng kẽm: 1,6mg
- DV%: 11%
Tác dụng tuyệt vời nhất của tỏi có được là đối với quả tim. Đó là vì chất alicin trong tỏi có tác dụng sinh học rất mạnh mẽ. Mặc dù tỏi có dinh dưỡng quý nhưng nó lại chứa rất ít năng lượng.
Tỏi có thể giúp nâng cao huyết áp và hàm lượng cholesterol. Nó giúp chống cảm lạnh, và chất chống oxy hóa trong tỏi có thể giúp phòng bệnh suy giảm trí nhớ.
Một tác dụng có ý nghĩa nữa của tỏi là giúp thải trừ độc tố là các kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
Phương pháp bổ sung tỏi vào chế độ ăn
Tốt nhất là ăn tỏi sống sau khi bóc vỏ các nhánh tỏi, nhưng điều này là khó với một số người vì mùi hăng đặc trưng của tỏi. Bạn có thể nghiền nhỏ tỏi, trộn với mật ong và phết vào món bánh mì và ăn để tăng cường sức khỏe.
19. Sữa chua
- Suất ăn: 245g
- Lượng kẽm: 1,4mg
- DV%: 10%
Bên cạnh việc bổ sung kẽm, sữa chua còn giàu can xi. Trên thực tế, 1 cốc sữa chua có thể cung cấp 49% nhu cầu chất khoáng cho cơ thể bạn.
Can xi giúp duy trì sức khỏe của xương và răng của bạn, và các vitamin nhóm B như B12 và B2 giúp bảo vệ chống lại các khuyết tật về thần kinh ở trẻ sơ sinh. Sữa chua cũng giàu protein rất quan trọng đối với cơ thể.
Phương pháp bổ sung sữa chua vào chế độ ăn
Bạn có thể ăn sữa chua cùng bữa trưa. Hoặc bạn bổ sung vài quả dâu vào bát đựng sữa chua và bạn sẽ có bữa tối ăn nhẹ lành mạnh rồi.
20. Cơm gạo lứt
- Suất ăn: 195g
- Lượng kẽm: 1,2mg
- DV%: 8%
Cơm gạo lứt cũng giàu man-gan giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và sản xuất các men tiêu hóa. Man-gan cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cơm gạo lứt rất tốt trong điều chỉnh nồng độ đường huyết và giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Phương pháp bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn
Bạn có thể thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong chế độ ăn của mình.
21. Thịt bò chăn thả
- Suất ăn: 28g
- Lượng kẽm: 1,3mg
- DV%: 8%
Khi so sánh với các loại thịt bò khác, thịt bò ăn cỏ sử dụng tốt hơn. Nó có lượng mỡ tổng số ít hơn và có ít hơn các axit béo omega-3 lành mạnh cho sức khỏe. Loại thịt bò này cũng có nhiều hơn axit oleic kết hợp, nó giúp loại trừ nguy cơ ung thư và các bệnh về tim.
Thịt bò ăn chăn thả cũng giàu vitamin E.
Phương pháp bổ sung thịt bò chăn thảvào chế độ ăn
Bạn có thể trộn đều thịt bò chăn thả thái lát mỏng với món rau trộn .
22. Thịt gà
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
- Suất ăn: 41g
- Lượng kẽm: 0,8mg
- DV%: 5%
Thịt gà là thực phẩm phổ biến, giàu protein và cũng giàu se-len. Se-len là chất dinh dưỡng quan trọng giúp chống lại các bệnh ung thư. Các vitamin B6 và B3 giúp tăng cường trao đổi chất và nâng cao sức khỏe các tế bào cơ thể.
Phương pháp bổ sung thịt gà vào chế độ ăn
Bạn có thể ăn thịt gà trong bữa trưa và bữa tối.
23. Thịt gà tây
- Suất ăn: 33g
- Lượng kẽm: 0,4mg
- DV%: 5%
Thịt gà tây giàu protein giúp tăng cảm giác no và giữ cho bạn no lâu . Điều đó giúp ngăn cản bạn ăn quá nhiều. Việc cung cấp đủ protein có thể giúp ổn định nồng độ insulin sau khi dùng bữa.
Và cũng tương tự như thịt gà, se-len trong thịt gà tây có thể giúp làm giảm nguy cơ đối với nhiều loại ung thư.
Phương pháp bổ sung thịt gà tây vào chế độ ăn
Thịt nạc gà tây tươi ngon, nuôi chăn thả tự nhiên có hàm lượng muối thấp luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn chỉ cần ăn riêng gà tây một cách thoải mái cũng rất tốt.
24. Nấm ăn
- Suất ăn: 70g
- Lượng kẽm: mg
- DV%: 2%
Nấm là nguồn hiếm hoi nhất đối với chất gecmani, chất dinh dưỡng này giúp cơ thể bạn sử dụng oxy hiệu quả. Nấm ăn còn cung cấp chất sắt, các vitamin C và D.
Phương pháp bổ sung nấm ăn vào chế độ ăn
Bổ sung nấm ăn vào món súp và bạn có thể ăn được nhiều nấm hơn. Bạn cũng có thể trộn nấm ăn vào món rau trộn, hoặc thậm chí bổ sung nó vào món hầm cà ri.
25. Rau bina
- Suất ăn: 30g
- Lượng kẽm: 0,2mg
- DV%: 1%
Hẳn có lí do để thủy thủ Popeye ưa thích món rau này. Một trong những chất chống oxy hóa trong rau bina có tên là axit alpha-lipoic, có tác dụng hạ thấp đường huyết và phòng mất cân bằng oxy hóa – đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường.
Rau bina cũng giàu vitamin K rất cần thiết cho nhu cầu sức khỏe của xương.
Phương pháp bổ sung rau bina vào chế độ ăn
Bạn có thể bổ sung rau bina vào món súp, món mì sợi, hay thậm chí món thịt hầm. Bạn cũng có thể bổ sung rau này vào món bánh kẹp xăngđuych ăn sáng.
Trên đây là danh mục các thực phẩm giàu chất kẽm. Nhưng hãy đợi chút! Làm thế nào bạn biết mình đang không thiếu kẽm?
Dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm
Dưới đây là các dấu hiệu cho biết bạn có thể đang thiếu kẽm.
- Miễn dịch kém. Bạn thường xuyên bị cảm lạnh và mắc đủ thứ bệnh lây nhiễm.
- Kẽm ngăn cản quá trình giải phóng histamin trong máu. Khi cơ thể thiếu kẽm, bạn có thể phải chịu đựng các triệu chứng dị ứng nư phát ban, hắt hơi, xổ mũi.
- Xáo trộn giấc ngủ. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và điều chỉnh hooc môn giấc ngủ là melatonin. Khi cơ thể bạn thiếu kẽm, bạn sẽ không thể ngủ yên giấc.
- Rụng tóc. Khi hàm lượng hooc môn của tuyến giáp trạng thấp có nghĩa là cơ thể của bạn không hấp thu được kẽm. Kết quả là bạn bị rụng tóc.
- Mất tập trung. Người ta xác định có mối liên quan giữa hàm lượng thấp của kẽm trong nước tiểu với chứng tăng động.
- Sức khỏe của da kém. Khoảng 6% lượng kẽm rong cơ thể bạn tập trung trong da của bạn. Các kết quả nghiên cứu gượi ý rằng, những người bị trứng cá có thể có hàm lượng kẽm thấp.
- Chậm lớn. Đây là dấu hiệu phổ biến đối với trẻ em. Xương của chúng ta rất cần kẽm cho sự sinh trưởng lành mạnh.
- Vô sinh hoặc khó thụ thai. Kẽm đóng vai trò tăng cường sức khỏe của cơ quan sinh sản.
Khi bàn về các chất bổ sung, chúng tôi khuyên bạn hãy tư vấn bác sĩ. Chất bổ sung kẽm có thể giúp làm giảm thiếu kẽm – nhưng tốt nhất và trước hết là tham khảo bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng.
Bạn có sợ mình thiếu kẽm không?
Những ngưới có nguy cơ thiếu kẽm
Những người ăn chay, ăn kiêng thường xuyên, người uống nhiều rượu, và thậm chí những người cao tuổi.
Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, trẻ em vị thành niên tuổi dậy thì, người bị tiểu đường, bị dị ứng gluten, bị tiêu chảy thường xuyên là những người có nguy cơ thiếu kẽm.
Thay cho lời kết, lời khuyên được đưa ra là hãy bổ sung các thực phẩm giàu kẽm được liệt kê trên đây vào chế độ ăn của các bạn để tận dụng các tác dụng tuyệt vời của kẽm đối với sức khỏe toàn diện.
*Theo StyleCraze