15 chuyên gia đầu ngành khẳng định mầm đậu nành không gây ung thư

T.H |

Tại rất nhiều buổi tư vấn sức khỏe, hội thảo khoa học, các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực dinh dưỡng, nội tiết... đều lên tiếng phản bác thông tin mầm đậu nành gây ung thư.

Gần đây có một số luồng thông tin về việc đậu nành, mầm đậu nành và tinh chất mầm đậu nành có nguy cơ gây ung thư, làm tăng kích thước khối u, chống chỉ định với trường hợp có u xơ, u nang, u tuyến giáp.

Điều này gây hoang mang trong một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng vì đây các sản phẩm thường xuyên sử dụng trong đời sống ẩm thực của người Việt.

Ngoài ra, mầm đậu nànhtinh chất mầm đậu nành cũng đang được ứng dụng trong nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh cho phụ nữ.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới và tại rất nhiều buổi tư vấn sức khỏe, hội thảo khoa học, rất nhiều chuyên gia uy tín trong cả lĩnh vực dinh dưỡng, nội tiết và ung bướu đều đã lên tiếng phản bác thông tin này.

Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương:

Đậu nành là 1 trong nhiều thực phẩm chứa “kích thích tố nữ” estrogen. Gọi là “kích thích tố nữ” vì estrogen là một yếu tố hóa học chi phối sự phát triển sinh dục của phụ nữ.

Trong thời kỳ còn khả năng sinh sản, estrogen là một kích thích tố quan trọng đóng vai trò điều hòa các hoạt động sinh học của cơ thể, kể cả sinh hoạt tình dục.

Nhưng sau thời kỳ mãn kinh, buồng trứng không còn sản xuất estrogen nữa và gây ra thay đổi tâm sinh lý trong người phụ nữ.

“Tuy nhiên, thông tin đậu nành hay sữa đậu nành gây ung thư chưa có bằng chứng khoa học. Nếu nghi ngờ mầm đậu nành chứa 1 chất tương tự như estrogen và cho rằng estrogen có thể gây ung là không có cơ sở”.

Hiện nay, nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư vú cũng như phần lớn các loại ung thư khác vẫn chưa được tìm thấy.

GS.TS Nguyễn Bá Đức khẳng định nhiều nghiên cứu ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, các nhà khoa học chỉ thấy mối liên quan chặt chẽ giữa một số yếu tố như môi trường xung quanh cũng như nội tại cơ thể với ung thu vú.

Cái này gọi là yếu tốt nguy cơ ngoại sinh và yếu tốt nguy cơ nội sinh.

Hỏi: Nếu bị ung thư vú thì không được ăn các sản phẩm làm từ đậu nành phải không? Trên mạng và một tờ báo có đăng bài như thế?


Đậu nành

Đậu nành

PGS.TS.BS Trần Văn Thiệp - Chủ nhiệm Bộ môn Ung thư học, Trường ĐH Y Dược TP HCM, Trưởng khoa Ngoại 3, bệnh viện Ung bướu TP HCM

Trước đây các nghiên cứu cho thấy đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành có chứa isoflavone, chất giống như estrogen có thể làm ung thư vú phát triển. Nhưng isoflavone cũng có tác dụng kháng lại tế bào ung thư và có lợi cho tim mạch.

Nghiên cứu gần đây nhất (năm 2011) cho thấy đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú, nhất là bệnh nhân châu Á như chúng ta. Chị có thể yên tâm uống sữa đậu nành và ăn đậu hũ nếu thích.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó viện trưởng-Viện Dinh Dưỡng)

Gần đây, một số nghiên cứu trên thế giới còn chứng minh thêm một số nghiên cứu trên thế giới còn chứng minh thêm một số công dụng của đậu nành đối với phòng bệnh ung thư và ngăn ngừa xơ vỡ động mạch.

Theo hiệp hội Ung thư Mỹ, Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế protease bowmanBirk có trong protein đậu nành cũng có thể ức chế sự khởi phát ung thư.

PGS.TS Lê Bạch Mai (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam) cho biết: “Nhiều công trình khoa học đã cho thấy công dụng của đậu nành đối với sức khỏe.

Nguyên nhân là do trong đậu nành có chứa hàm lượng đáng kể phytoestrogen (estrogen thực vật), trong đó chủ yếu là isoflavones.

Đậu nành đặc biệt tốt cho tim mạch (làm giảm cholesterol “xấu” LDL và triglyceride); có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa một số ung thư (ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày), bệnh loãng xương,(do giảm hủy xương và tăng tạo xương) và làm giảm “cơn bốc hỏa” trong thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ (do cung cấp lượng ostrogen thực vật).

Những lợi ích này đã được công nhận trên toàn thế giới sau hàng loạt thử nghiệm kéo dài trong nhiều năm.

Ở Trung tâm Nghiên cứu Y khoa New England (Hoa Kỳ), các nhà khoa học khẳng định sữa đậu nành có thể làm giảm cholesterol LDL “xấu” trong máu; từ đó, giảm nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, cao huyết áp và tai biến mạch máu não.

Các nhà khoa học Đại học Alabama (Birmingham - Hoa Kỳ) lại phát hiện sữa đậu nành giàu đạm, giàu chất xơ và chứa hầu hết các axit amin cần thiết nên đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân thừa cân, béo phì hay tiểu đường.

Trung tâm Ung thư Tokyo (Nhật Bản) cũng chứng minh, đây là loại thức uống có khả năng ngăn ngừa ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, tuyến tiền liệt…

TS Koh Woon Puay, ĐH Quốc gia Singapore kết luận tại Hội thảo “Đậu nành và sức khỏe, từ nghiên cứu khoa học điến cuộc sống” do Viện Dinh dưỡng Việt Nam và Hiệp hội đậu nành Hoa Kỳ phối hợp tổ chức:

Ngoài tác dụng cung cấp canxi, ngăn ngừa loãng xương, đậu nành còn có lợi ích làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư phổi.

Qua một nghiên cứu về hoạt chất của đậu nành trong việc làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư phổi, chúng tôi đã nghiên cứu ở Châu Á và Châu Mỹ.

Chúng tôi đã thực hiện 8 nghiên cứu ở những người chú yếu ăn đậu nành và điều chỉnh đối với các yếu tố tác động và từ đó cho thấy đối với những nhóm phụ nữ ăn đậu nành nhiều (3 lần/ngày) sẽ giảm nguy cơ ung thư vú trên 50%.

Nghiên cứu cũng cho thấy nếu ăn đậu nành kéo dài trong thời gian ổn định và tốt nhất là ăn từ lúc còn trẻ sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú đáng kể.

GS.TS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Đức Vy, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Nguyên Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam cho biết:

Hiện nay, có nhiều người cho rằng, những phụ nữ bị u nang, u xơ hay có ung bướu thì nên tránh sử dụng các chế phẩm từ đậu nành vì nó gây kích thích các khối u phát triển. Tuy nhiên, thực tế là trong mầm đậu nành chứa isoflavone có phân tử gần giống với oestrogen, có tác dụng gần giống estrogen, được gọi là phytoestrogen nhưng không gây tăng kích thước khối u.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phytoestrogen có ái lực thấp hơn 500-1000 lần so với estrogen. Nếu như estrogen có tác động kích thích mô vú mà nội mạc tử cung thì phytoestrogen lại tác dụng kém trên nội mạc tử cung và mô vú.

Do đó, phytoestrogen không gây quá sản nội mạc tử cung hay ung thư nội tử cung, ung thư vú, không làm tăng kích thước khối u.

Hơn thế, phytoestrogen có cơ chế tự đào thải khi dư thừa. Vì vậy, các chế phẩm từ đậu nành hoàn toàn KHÔNG CHỐNG CHỈ ĐỊNH với phụ nữ có u nang, u xơ, ung bướu…

(Tạp chí Y học sinh sản của Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP HCM, tháng 11/2015)


Mầm đậu nành tươi

Mầm đậu nành tươi

PGS.TS Lê Trần Ngoan, trường Đại học Y Hà Nội

Chất isoflavones trong đậu nành bao gồm các hợp chất hữu cơ với nhiều tác dụng đối với phụ nữ như bảo vệ cơ thể chống lại ung thư vú, các triệu chứng mãn kinh, bệnh tim và loãng xương.

Cụ thể, những nghiên cứu gần đây đã tìm thấy rằng chất isoflavones trong đậu nành có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh như nóng bừng mặt và tăng mật độ xương ở phụ nữ.

Quan trọng hơn, isoflavones giúp chống lại các tế bào ung thư tương tự điều trị ung thư bằng thuốc. Trong đó, nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung được đánh giá cao.

Phụ nữ ăn các sản phẩm đậu nành và các loại thực phẩm khác giàu isoflavones làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung 54%.

TS.BS Trần Bá Thoại - Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nam giới dùng nhiều đậu nành giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt so với người ít dùng.

Các khoa học gia cho thấy, trong sữa đậu nành có chất genistein, acid béo omega 3 và omega 6, là những chất có khả năng chống oxy hóa nên có tác dụng chống lão hóa và ức chế sự khởi phát của các tế bào ung thư.

Trong một số rau quả như su su, cải bắp.. có chứa một số gốc cyanua, thiocyanate…có thể ức chế sự hấp thu iode, chất tối cần thiết cho tuyến giáp để sinh tổng hợp hóc môn thyroxin T3,T4.

Khi ăn thực phẩm thiếu iode, tuyến giáp sẽ phải phì to ra bù trừ gây bệnh bướu giáp đơn hay bướu giáp địa phương (simple goiter). Do đó, những chất cản hấp thu iode được gọi là chất sinh bướu giáp (goitrogen).

Các khoa học gia đã khẳng định rằng “đậu nành không hoặc có quá ít các chất sinh bướu” nên chúng ta yên tâm khi dùng các thức ăn có đậu nành.

ThS.BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nội tiết tố có tác dụng làm đẹp, Estrogen có vai trò quan trọng giúp làm phụ nữ đẹp hơn. Thiếu Estrogen làm phụ nữ béo lên, xương kém chắc hơn. Dùng nội tiết tố là con dao 2 lưỡi, phụ nữ đẹp hơn nhưng có thể gây ung thư vú.

Nội tiết tố có nguồn gốc thực vật hoàn toàn không có tác phụ, ngăn ngừa loãng xương. Có thể hoàn toàn ăn sản phẩm đậu tương hàng ngày, đây không phải là cung cấp mà là sản sinh Estrogen.

TS Mark Messina (khoa Dinh dưỡng, ngành sức khỏe cộng đồng, ĐH Loma Linda, California; Giám đốc điều hành Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ) phát biểu Tại hội thảo khoa học Đậu nành - Thực phẩm vàng của thế kỷ 21 tổ chức tháng 4/2014:

Đậu nành tốt cho tim mạch, làn da, có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe cả nam và nữ. Nhiều chứng cứ gợi ý rằng việc thêm thực phẩm từ đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Ở nữ giới, đậu nành đóng góp vào tỉ suất mới mắc ung thư vú thấp.

Từ kết quả nghiên cứu, các nhà chuyên môn cũng khuyến nghị rằng các bệnh nhân ung thư vú nên tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành.

(Nguồn:http://plo.vn/thi-truong-tieu-dung/loi-ich-dinh-duong-toan-dien-tu-dau-nanh-469566.html)

Elvira de Mejia, giáo sư về công nghiệp thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm sau khi thực hiện Một nghiên cứu gần đây của Đại học Illinois, Mỹ cho biết, khối di căn ung thư trực tràng giảm thiểu đáng kể khi được tiêm hợp chất lunasin peptide từ đậu nành.

Theo GS. Mejia, cần có những thử nghiệm trên người để xác minh kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng. Song, rõ ràng là ăn protein từ đậu nành thường xuyên không chỉ giúp chúng ta có đầy đủ dưỡng chất mà còn phòng bệnh ung thư.

Phó Giáo Sư– Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - Chủ nhiệm Phân môn Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch Đại học Y dược TP HCM, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP HCM, Trưởng phòng khám Lồng ngực Mạch máu BV Đại học y dược TP HCM cho biết cho biết đậu nành rất giàu magiê – vốn đóng vai quan trọng cho xương, tim và động mạch.

Ở những nước tiêu thụ các thực phẩm từ đậu nành thường xuyên, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch tương đối thấp.

Nghiên cứu cho thấy đậu nành có thể giúp ngăn chặn bệnh tim bằng cách giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim…

Theo nghiên cứu ở Nhật Bản, nếu có chế độ đinh dưỡng hợp lý và sử dụng nhiều đậu nành trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 40%.

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu gần đây còn cho thấy, do trong đậu nành có khá nhiều chất dinh dưỡng cho nên dễ tạo cảm giác no khi ăn và giúp cho cơ thể giảm cân một cách có hiệu quả.

Việc giảm cân, nhất là giảm mỡ ở vùng bụng sẽ làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vốn rất hay đồng hành cùng bệnh tim mạch.

Ngoài ra trong đậu nành còn có một loại chất Iso flavonnes là một loại nội tiết tố có tác dụng bảo vệ cho hệ tim mạch nhất là ở phụ nữ.

Mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20 mg Iso flavones sẽ giúp cơ thể giảm cholesterol xấu, phòng ngừa loãng xương và giảm nguy cơ ung thư (ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú).

GS.TS Bùi Minh Đức - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Đã có nhiều tác giả khảo sát dịch tễ học hoạt tính của những isoflavonoid và nhận thấy có tác động bảo vệ một số bệnh ung thư như ung thư vú.

Người ta đã thử nghiệm khẩu phần ăn có bột đậu tương dạng cắt lát hoặc protein chiết xuất từ đậu tương đã ức chế sự phát triển của ung thư vú trên chuột khi bổ sung chất gây ung thư...

Nghiên cứu trên người cũng nhận thấy isoflavonoid ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư vú trên người.

Nếu khẩu phần ăn của nữ ở tuổi trưởng thành có nhiều đậu tương (60g đậu tương có 45 mg isoflavonoid) đã điều hòa tốt chu kỳ kinh nguyệt và hoạt tính của nội tiết tố entrogen nội sinh. Isoflavonoid và đậu tương còn chức chế men chuyển hóa nội tiết tố estrogen, tác động như chất chống oxy hóa khi tuổi già và phòng ung thư.


Sản phẩm từ đậu nành

Sản phẩm từ đậu nành

Leena Hilakivi-Clarke, giáo sư về ung thư tại Trung tâm ung thư Lombardi Georgetown ở Mỹ cho biết ông cùng cộng sự đã thực hiện nghiên cứu cho thấy sử dụng thực phẩm từ đậu nành thực sự làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.

Phụ nữ bị ung thư vú thường được khuyên nên tránh xa các loại thực phẩm từ đậu nành và các chất bổ sung từ đậu nành để ngăn chặn sự can thiệp với phương pháp điều trị chống estrogen.

Ý tưởng cho rằng thực phẩm từ đậu nành, đặc biệt là chất genistein (trong isoflavone), có thể kích thích sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú, và gây trở ngại phương pháp điều trị chống estrogen chỉ dựa trên các nghiên cứu đã được tiến hành trên chuột, mà không có sự gây độc tế bào T-cells (các tế bào miễn dịch) được biết đến để tấn công ung thư vú.

Điều này dẫn đến việc, bác sĩ ung bướu tư vấn cho bệnh nhân ung thư vú của mình tránh tiêu thụ các loại thực phẩm từ đậu nành.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi con chuột thí nghiệm được cho ăn đậu nành, đặc biệt là chất genistein trước tuổi dậy thì, các phản ứng miễn dịch tế bào T được kích hoạt ngay cả trước khi chúng bắt đầu điều trị bằng tamoxifen (một liệu pháp chống estrogen).

Trong quá trình điều trị, các khối u tìm cách trốn khỏi sự tấn công hệ thống miễn dịch đã bị cản trở."

Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng, khả năng chất genistein kích hoạt phản ứng miễn dịch chống khối u và làm giảm biểu hiện của cơ chế ức chế miễn dịch lý giải tại sao lăn chất genistein suốt đời làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú", Hilakivi-Clarke ghi nhận.

"Nhưng điều quan trọng là chất genistein được tiêu thụ đều trước khi một khối u phát triển",

Qua đó, Giáo sư khẳng định: Nghiên cứu này cho thấy, tiếp tục dùng thực phẩm từ đậu nành trong khi điều trị ung thư vú là không vấn đề gì

Nghiên cứu được trình bày tại Hiệp hội Nghiên cứu ung thư (AACR) Hội nghị thường niên năm 2015 tại Pennsylvania.

Tiến sĩ Gong Yang, thuộc Trung tâm y tế tại Đại học Vanderbilt ở Nashville cùng cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu về phụ nữ tại Thượng Hải, Trung Quốc, vừa được công bố trên số ra ngày 25 tháng 3 của tạp chí Journal of Clinical Oncology, cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành giúp kéo dài sự sống đối với người được chẩn đoán ung thư phổi.

Nghiên cứu này theo dõi tỷ lệ mắc ung thư trên 75000 phụ nữ. Khoảng 450 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi trong quá trình nghiên cứu.

Họ được chia thành ba nhóm theo lượng đậu nành đã tiêu thụ trước khi chẩn đoán ung thư phổi. Mức tiêu thụ cao nhất vào khoảng 110 grams một ngày, mức thấp nhất ăn ít hơn 55 grams.

Tiến sĩ Gong Yang cho biết trong thời gian nghiên cứu, hơn 300 bệnh nhân ung thư đã tử vong. 60% phụ nữ trong nhóm tiêu thụ đậu nành nhiều nhất và 50% trong nhóm tiêu thụ ít vẫn sống sót sau chẩn đoán 12 tháng.

Ăn nhiều đậu nành tương đương với nguy cơ tử vong thấp đi. Bệnh nhân với lượng tiêu thụ đậu nành cao nhất có tỷ lệ sống sót tốt hơn so với những người có lượng tiêu thụ thấp nhất, Yang nói.

Tiến sĩ Jyoti Patel, giáo sư y khoa tại Trung tâm ung thư Robert H. Lurie, Chicago cho biết. “Đậu nành có chứa isoflavone có tác dụng như chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (SERMs), tương tự như thuốc chống ung thư vú tamoxifen,”

Như vậy là không chỉ một vài ý kiến đơn lẻ mà mới chỉ điểm qua đã có 15 chuyên gia đầu ngành cả trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc các bệnh viện uy tín đều đã lên tiếng khẳng định đậu nành, mầm đậu nành (hay isoflavone – hợp chất được gọi là estrogen thảo dược bấy lâu bị đổ oan) không hề gây ung thư, ngược lại nhiều bằng chứng còn cho thấy đậu nành, mầm đậu nành còn giúp phòng ngừa và ngăn chặn ung thư phát triển.

Người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm rằng đậu nành, mầm đậu nành, tinh chất mầm đậu nành không gây ung thư, mà ngược lại còn giúp phòng ung thư, ngăn chặn ung thư tái phát.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại