Đàn ông được chẩn đoán bị ung thư vú ít hơn phụ nữ, theo một phân tích mới về tỷ lệ ung thư từ6 thành phố của Hoa Kỳ. Nhưng khi họ mắc phải ung thư vú, hầu hết đều mắc bệnh nặng hơn và có nhiều khả năng tử vong hơn. Trong 2 thập niên 60 và 70, nhiều người đàn ông đã được chẩn đoán mắc phải ung thư vú. Việc tiếp xúc với bức xạ và mắc phải các bệnh khác chẳng hạn như xơ gan hoặc hội chứng Klinefelter làm tăng mức độ estrogen và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Các chuyên gia nói thêm rằng những người đàn ông có mẹ hoặc người thân từng mắc ung thư vú nên đến bệnh viện để sàng lọc chứng bệnh này nhằm phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Thế nhưng các chuyên gia cũng đồng tình rằng nam giới khỏe mạnh và không có ai trong gia đình từng mắc ung thư vú thì cũng không cần tiến hành kiểm tra sàng lọc bệnh như phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nam giới có tỉ lệ tử vong do ung thư vú cao một phần là do họ ít khi được phổ biến về căn bệnh này, cũng như ít quan tâm đến sức khỏe của bộ phận này, khiến bệnh được chẩn đoán khi đã khá muộn. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng, áp dụng các liệu pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị giống nhau thì tỉ lệ sống sót 5 năm của nam giới chỉ là 72%, thấp hơn phụ nữ 6%.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Mikael Hartman của Đại học Quốc gia Singapore đã phát hiện thấy rằng khi bệnh ung thư của cả hai phái được phát hiện ở cùng một giai đoạn và họ chấp nhận những bước điều trị như bác sĩ đã khuyến cáo, thì đàn ông đã có một cơ hội khỏi bệnh cao hơn so với phụ nữ trong việc điều trị ung thư vú.
Hartman cũng lưu ý rằng nghiên cứu trước đây đã cho thấy thường mất một vài tháng từ khi người đàn ông bắt đầu nhận được các triệu chứng cho đến khi họ được chẩn đoán bị ung thư vú.
“Ung thư vú ở nam giới là hiếm nhưng đàn ông cũng có thể phát triển bệnh và cần lưu ý rằng họ nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế thích hợp nếu một khối u vú phát triển", Tiến sĩ Hartman cảnh báo.
Theo Afamily