Ngày nay, các phân tích khoa học chỉ ra rằng, nữ giới có một cảm xúc rất đặc biệt được gọi là “sự khao khát bộ phận sinh dục nam giới” (penis envy).
Thực tế chứng minh, nhiều nơi trên thế giới cũng có tín ngưỡng tôn sùng này. Tại một số quốc gia, dương vật được khắc bằng đá hoặc bằng gỗ, để nữ giới cầu khấn mọi điều tốt lành, đặc biệt là cầu tự.
Những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện được di chỉ của thành phố cổ cách đây hơn 10.000 năm tại Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có đền thờ nữ thần. Thú vị ở chỗ, trong ngôi đền này còn lưu lại rất nhiều hình thù dương vật. Hawks trong cuốn “Bình minh của các vị thần” đã chỉ ra: “Những hình ảnh dương vật được đặt trong đền thờ nữ thần có mục đích lấy lòng nữ thần”.
Người La Mã cổ đại cũng chủ yếu đề cao ý nghĩa thiêng liêng của bộ phận sinh dục nam giới. Điều này liên quan mật thiết đến tính phóng túng, mạnh mẽ, hoang dã trong tình dục của họ. Trong nhiều lễ tế nữ thần, pháp sư phải cắt bỏ dương vật và tinh hoàn của mình để dâng lên làm lễ vật. Trong điêu khắc của Hy Lạp và La Mã cổ đại, hình tượng bộ phận sinh dục nam giới cũng được thể hiện rất nhiều.
Một số di chỉ liên quan đến việc sùng bái bộ phận sinh dục ở La Mã cổ đại vẫn tồn tại đến hôm nay. Tại thành phố cổ Pompei, khi các nhà khảo cổ phát hiện hình bộ phận sinh dục nam giới rất to được khắc trên tường. Trên một số bức bích họa đều có hình ảnh bộ phận này được phóng đại, nhằm thể hiện sức mạnh vĩnh cửu của con người.
Đồ dùng thường ngày, đồ trang sức cũng được các nghệ nhân thời xưa trang trí bằng hình bộ phận sinh dục nam với hàm ý tốt đẹp, xua tà đuổi quỷ. Thậm chí người ta còn tìm thấy một bức tượng đồng từ thời La Mã cổ đại khắc họa hình ảnh ba nàng tiên nâng ba bộ phận sinh dục của nam giới.
Tín ngưỡng sùng bái tình dục của người La Mã còn được thể hiện ở hình tượng các vị thần.Trong thần thoại, có vị thần chăn gia súc tính cách phóng đãng, rất thích theo đuổi phụ nữ. Tương truyền, vị thần này thường xuyên lên trời và thỏa sức vui đùa cùng các tiên nữ.
Hình ảnh tượng trưng của thần là trụ đá mọc ở cánh đồng, trên trụ là đầu của tám loại dã thú, phía trước có bộ phận sinh dục của nam giới. Còn thần tình yêu Cupid thì thường giương cung bắn. Theo nghiên cứu của giới khảo cổ, trụ đá, cung tên đều là biểu tượng của bộ phận sinh dục nam giới.
Ngoài ra, nữ thần Venus nổi tiếng trong thần thoại La Mã Lạp cũng được biết đến với hình ảnh đầu tiên là một trụ đá, phía trên là khuôn mặt của người phụ nữ xinh đẹp, phía trước có khắc hình bộ phận sinh dục nữ.
Sự tôn sùng bộ phận sinh dục là một hiện tượng phổ biến xuất hiện trong quá trình phát triển văn hóa của loài người. Ngoài La Mã ở nhiều vùng miền khác cũng duy trì tín ngưỡng độc đáo này. Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Những bức tranh đá thời cổ đại của Trung Quốc đều thể hiện hết sức phóng đại bộ phận sinh dục nam giới.
Người cổ đại Trung Quốc thường treo hình một dương vật to ở phía trên cửa, cho rằng như thế ma quỷ sẽ không dám bước vào nhà. Trong các phần mộ thường đặt một dương vật bằng gốm, vì bộ phận sinh dục nam có sức mạnh to lớn, có tác dụng trấn mộ.
Ở Hy Lạp cũng vậy. Thần Hermes của Hy Lạp được phụ nữ thời bấy giờ tôn thờ là thần phù hộ việc mang thai. Trinh nữ trước khi kết hôn hoặc phụ nữ muốn mang thai sẽ phải ôm lấy thân tượng và chà sát cơ thể mình vào hình bộ phận sinh dục trên đó.Tại Hy Lạp cổ đại còn có nghi lễ thần Bacchus. Khi hành lễ, các cô gái phải dâng lên tượng thần những vòng hoa và dùng rượu tưới lên bộ phận sinh dục của tượng.
Theo Báo Đất Việt/Fenghuang