Tuy nhiên cùng với thời gian, người ta nhận thấy loại dược phẩm tưởng như đầy công năng này lại đem đến những hậu quả không mong đợi. Sát Văn Quân, một phụ nữ 27 tuổi sống cùng chồng ở Ôn Châu, Trung Quốc là một trường hợp hiếm muộn điển hình. Do chức năng rụng trứng kém nên cô được chẩn đoán khó mang thai tự nhiên.
Sau thời gian điều trị hiếm muộn ở BV Phụ sản Chiết Giang, cô được BS cho dùng một số loại thuốc kích thích rụng trứng và mang thai 3. Khi đó, cũng khuyên nên giảm bớt thai, song đối với một cặp vợ chồng sau 5 năm cưới mới có tin vui thì điều đó thật khó có thể chấp nhận, nên Văn Quân từ chối.
Đa thai nhờ tác động của thuốc kích trứng dễ gây nguy cơ sinh non. Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, dù được theo dõi cẩn thận, Văn Quân trở dạ vào tuần thứ 30. Ba đứa trẻ sinh non đều nhẹ cân, phổi yếu, não thiếu dưỡng khí. Sau hơn 1 tháng nằm lồng kính, 3 đứa trẻ xuất viện, đều phản ứng chậm chạp và 1 năm sau thì bị chẩn đoán liệt não.
Gần đây nhất, tháng 8/2011, Lý Ái Đệ, một phụ nữ hiếm muộn khác mang thai nhờ thuốc kích trứng đã sinh 4, tuy nhiên ngay sau đó 1 bé gái đã tử vong, 3 bé trai còn lại cũng trong tình trạng nguy kịch. Được biết Lý Ái Đệ mắc phải chứng trứng đa nang, sau khi điều trị vô sinh đã được BS kê đơn dùng Clomiphene. Nghe BS nói sẽ không có gì nguy hiểm, chị Lý đã mua thuốc về uống, không ngờ chưa kịp mừng đã rơi vào bi kịch.
Các chuyên gia khẳng định, việc sử dụng Clomiphene quá liều lượng cho phép hoặc trong thời gian dài đều có thể gây ra triệu chứng kích trứng quá độ, gây ra tình trạng trao đổi chất bất thường, thậm chí làm tổn thương chức năng gan, thận, là nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển, dị hình…
Theo Gia Vinh
An ninh Thủ đô