Tôi (xin được giấu tên) đã từng đến thẩm mỹ viện để waxing “vùng bikini” vì tôi muốn chỗ ấy của mình được mịn màng hơn. Nhưng trong vòng 24 giờ sau khi waxing tôi có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Tôi bị sốt, ớn lạnh và đau ở bắp đùi bên trái. Tôi nghĩ rằng tôi chỉ cảm lạnh bình thường nhưng sau 5 ngày tình trạng càng tồi tệ hơn.
Bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm mô tế bào, có khả năng đe dọa tính mạng do vi khuẩn nhiễm trùng da và mô cơ bản. Tôi đã phải vào viện đến hai tuần để tiêm kháng sinh và thuốc giảm đau liều cao. Tôi cũng phải phẫu thuật để lấy nước từ các vết nhiễm trùng ra. Một bác sĩ cho biết nếu không kịp tôi có thể đã bị mất chân rồi. Tôi mất vài tháng để phục hồi thể chất, tâm lý và một đống tiền cho một việc đơn giản là waxing “vùng bikini”.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê đáng tin cậy, nhưng trường hợp gặp biến chứng sau khi waxing “vùng kín” như tôi không phải là hiếm, có thể gặp ở rất nhiều nước trên thế giới. Gần đây, bang New Jersey gần như bị cấm waxing vùng này sau khi hai người phụ nữ phải đến cấp cứu tại bệnh viện sau khi làm thao tác thẩm mỹ này (một trong những người phụ nữ đã đệ đơn kiện chống lại các hội đồng thẩm mỹ tiểu bang). Và trong năm 2007, một phụ nữ Úc bị bệnh tiểu đường loại 1 gần như đã chết vì nhiễm vi khuẩn cô sau khi làm đẹp “vùng kín” bằng cách tẩy lông.
Điều gì gây ra rủi ro?
“Lông mu có tác dụng bảo vệ làn da nhạy cảm và màng nhầy trong khu vực bộ phận sinh dục, vì vậy, loại bỏ lớp lông mu chính là bỏ đi lớp bảo vệ", Linda K. Franks, một trợ lý giáo sư lâm sàng của khoa Da liễu tại Trường Đại học Y khoa New York đã nói.
Waxing cũng có thể làm mất đi lớp màng mỏng ngoài cùng của da, tạo ra các lỗ hổng mà qua đó vi khuẩn có thể nhập vào cơ thể. Hơn nữa, quá trình này tạo ra tình trạng viêm, có thể giữ vi khuẩn ở dưới da. Tất cả điều này dẫn đến nhiễm trùng da (bao gồm cả tụ cầu khuẩn), viêm nang lông (nhiễm trùng của các nang tóc), và khiến các sợi lông mọc ngược vào trong.
Bất cứ khi nào chúng ta làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của da, chúng ta đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Những người có bệnh tiểu đường, thận mãn tính hoặc bệnh gan, bệnh ngoài da như eczema hoặc bệnh vẩy nến, hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu nên tránh tẩy lông hoàn toàn.
Đối với những người khác, có những cách đơn giản để tránh các mối nguy hiểm này như sau:
- Cẩn thận chọn cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy: Trước khi thực hiện quy trình làm đẹp này, hãy tham khảo và nghiên cứu để chọn được một thẩm mỹ viện sạch sẽ, đáng tin tưởng (cơ sở và nhân viên thẩm mỹ có giấy phép kinh doanh và hành nghề).
- Hỏi về loại sáp dùng để waxing: Sáp cứng là tốt nhất. Sáp mềm và dính, được áp dụng sẽ có tác dụng waxing nhanh hơn và dễ dàng hơn nhưng đau đớn và dễ có khả năng xước da. Nếu có thể hãy chọn loại sáp từ các thảo dược không có hóa chất, chỉ có chứa đường, nước, nước chanh, và glycerin.
- Giữ vệ sinh: Chú ý khâu vệ sinh không phải là thừa. Hơn nữa, để phòng ngừa bỏng, nên kiểm tra nhiệt độ của sáp bằng cách bôi vào mặt trong của cổ tay trước khi bôi vào da của bạn. Nên chú ý các thao tác của các nhân viên làm thẩm mỹ.
- Ngăn chặn sự kích thích: Đối với một vài ngày sau sáp, nên dùng kháng sinh và loại kem chống viêm hydrocortisone 1% ở vùng này. Điều này sẽ hạn chế các kích thích và giúp tránh nhiễm trùng.
- Sớm nhận biết các dấu hiệu của nhiễm trùng: Tự kiểm tra với một chiếc gương (để phát hiện những sợi lông mọc vào trong và các dấu hiệu bị viêm, phát ban, hoặc lở loét…). Nếu thấy có những dấu hiệu sưng tấy, ngứa hoặc bỏng rát, lột da hoặc sốt thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Theo Afamily