Sống thật?
Lê Nguyên Hà (ĐH Luật Hà Nội) có bầu khi đang học năm thứ ba. Tính ra thời điểm sinh cũng trùng vào dịp nghỉ hè, chiếc giấy đăng kí kết hôn giúp Hà có thể vừa mang bầu vừa đi học.
"Bụng to, đi học cũng hơi ngại. Nhưng mà mình cũng đã đăng kí kết hôn rồi nên đỡ bị dị nghị hơn”- Hà tâm sự. Vậy là thêm một ưu điểm nữa của tờ hôn thú: Bà mẹ sinh viên có thể đường hoàng mang một cái bụng to tướng mà ít bị những người xung quanh nhòm ngó, lời ra tiếng vào.
Với Nguyễn Thị Nga, quê ở Thanh Hóa, tốt nghiệp Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, ra trường mãi mà chẳng xin được một công việc ổn định, chán chường cuộc sống, chán cả nghề, Nga bỏ ra sống cùng người yêu, một cậu sinh viên kém 3 tuổi.
Không đi làm, cũng chẳng đi học thêm, Nga cùng người yêu sống những tháng ngày “chỉ cần tình yêu, không biết cuộc đời” bằng tiền trợ cấp hàng tháng từ nhà gửi lên.
Mang thai, kết tinh thiêng liêng của một tình yêu “bỏ cuộc đời lại phía sau” chẳng có lý do gì mà bị chối bỏ. Cả hai đành thú nhận với gia đình và giải pháp cuối cùng là đăng kí kết hôn.
Thời nay, các cặp đôi trẻ "sống thử" có lẽ ngày càng có ý định nghiêm túcchứ không tạm bợ, ngắn ngủi như nhiều người vẫn lầm tưởng (Ảnh minh họa)
Sau đó, Nga được đưa về quê sinh em bé để không làm ảnh hưởng đến việc học tập của ông bố trẻ.
Trường hợp của Trần Thị Hà (Yên Bái) có lẽ tươi sáng hơn. Gia đình Hà tương đối khá giả. Hà và Mạnh yêu nhau từ hồi ở quê. Khi Hà về Hà Nội trọ học, Mạnh thường xuyên sang thăm hỏi.
Hai người ngày càng thân mật, quấn quít cho đến khi cô bạn cùng phòng phải chuyển đi thì Mạnh dọn về ở hẳn.
Mạnh hơn Hà gần chục tuổi, vốn là cử nhân kiến trúc, hiện tại đang có một công việc và mức lương tương đối ổn định. Khi biết tin Hà có thai, gia đình Mạnh tức tốc xin phép làm đám cưới. Sau đó, hai người quay trở lại nhà trọ cũ ở Hà Nội, người đi học, kẻ đi làm.
"Sống thật": Không đơn giản
Chồng của Thủy vốn là nhân viên cứu hộ bể bơi, công việc theo mùa vụ. Gia đình cả hai ở quê đều nghèo, không có khả năng chu cấp. Thủy lại mang bầu, không thể đi làm gia sư như trước.
Một tay chồng gánh vác tất cả: Tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền học cho vợ, tiền ăn uống… lại còn phải dành tiền cho ngày vợ lâm bồn.
Đến tháng thứ bảy mà bữa ăn trong nhà vẫn chỉ có đĩa rau luộc, đậu sốt đạm bạc. Thậm chí, nhiều lúc kẹt tiền cho các khoản chi phí học hành, Thủy vẫn thường phải đi vay quanh khắp xóm trọ.
Tuy dư giả về vật chất nhưng Nguyệt lại có nỗi khổ không giống Thủy. Hải thường xuyên phải đi công tác xa, một mình Nguyệt bụng mang dạ chửa, ra vào như cái bóng.
Không có chồng bên cạnh những lúc mệt nhọc, khó ở trong người đã đành, bố mẹ, họ hàng chị em cũng chẳng có một ai. Nguyệt vốn sống khép kín, cũng không chơi với ai trong xóm trọ.
Sinh cháu xong, Thủy bắt tay ngay vào năm học cuối. Thỉnh thoảng, cứ khi nào con quấy khóc là cô lại gọi điện hay nhắn tin bảo chồng về bế con giúp để còn học bài, làm nội trợ.
Không thể phủ nhận giải pháp chuyển từ "sống thử" sang sống thật này tươi sáng hơn cách các đôi lũ lượt đưa nhau đi “giải quyết”, rồi để lại vết thương cả về thể xác và tinh thần cho người phụ nữ.
Nhưng một đám cưới đột ngột, một tờ đăng kí kết hôn hình thức, phần như bản cam kết ràng buộc chắc không thể là những thứ mà tất cả những bạn trẻ kia đợi chờ cho chuyện trăm năm.
Theo Afamily.vn