Phận “cau điếc”

havan |

“Mẹ chồng ghét cay ghét đắng chị, bà 'bô bô' nói rằng, chị lấy được anh chẳng khác nào “đũa mốc chòi mâm son”!".

Mẹ chồng cổ vũ con cái li hônNhà chị Nga (Hà Đông, Hà Nội) chẳng lấy gì làm khá giả, chị lại chỉ là công nhân. Chị lấy được anh vừa đẹp trai, gia đình lại có cửa hàng kinh doanh nội thất ăn nên làm ra. Người ngoài nhìn vào bảo chị là “mèo mù vớ cá rán”. Hàng xóm còn nghĩ thế huống gì nhà chồng. Bởi vậy, mẹ chồng ghét cay ghét đắng chị. Ngày rước dâu, bà 'bô bô' nói với khách đến chia vui rằng, chị lấy được anh khác gì “đũa mốc chòi mâm son”. Ban đầu, bà là người ngăn cản đám cưới quyết liệt nhất. Không được, bà lại quay sang chiến dịch “loại” con dâu ra khỏi gia đình.Bà tìm cách sinh sự với chị từ những việc nhỏ nhất như: nhà cửa lau chưa sạch, nồi canh nhạt quá…

Mỗi tối cả nhà quay quần bên mâm cơm, mẹ chồng lại dựng chuyện, nói chị hỗn, cãi mẹ chồng nhem nhẻm, bà “bôi xấu” chị trước mặt bao nhiêu người.Ở nhà, khi chỉ có 2 mẹ con, bà lại ra sức nói những lời cay độc với chị, bà không tiếc những lời ngoa ngoắt nhất: “Tiếc xà phòng hay sao mà giặt cái áo bẩn thế, nhà bên ấy cũng tiết kiệm thế à? Nghèo đến mấy chả lẽ chút xà phòng không lo được”.

Rồi bà quay sang ỉ ôi: “Tháng này chi tiêu gì lắm thế, tiền đi chợ hao hụt trông thấy, không biết có đứa nào “tuồn” ra ngoài không?” (Bà nghi ngờ chị lén lút biếu xén bên ngoại).

Sau một thời gian dài, khi mẹ chồng ngày càng quá đáng, chồng chị cũng dao động vì những lời nói xấu, phàn nàn quá nhiều về chị. Đến lúc này, không phải chồng mà chính chị là người chủ động viết đơn li hôn.

Phận “cau điếc”

Lấy chồng đã ba năm, chị Lê H. (Lạc Trung, Hà Nội) chưa có con. Chính chuyện này chị đã trở thành cái gai trong mắt mẹ chồng, đặc biệt khi chồng chị lại là con trai duy nhất.

Ngày đi làm đã bị đủ thứ áp lực công việc dồn lên đầu, chiều tan ca chị lại vội vàng đi chợ, cơm nước cho cả nhà. Nếu lỡ có về muộn, chậm bữa cơm thì chị sẽ phải chịu cơn lôi đình hay những cái liếc xéo nảy lửa từ phía mẹ chồng.Thương vợ sức khỏe yếu, chồng chị có ý giúp thì bà lại lu loa lên: “Mày lấy vợ về để nó đè đầu cưỡi cổ à?”. Nhất là việc chị H. mãi không có con đã trở thành cái cớ cho bà chì chiết. Trước mặt chị, bà đi chơi bên hàng xóm về vui vẻ kể lể: “Con của cái Minh ú thế, bế sướng cả tay đúng là nhà có phúc, ngẫm lại nhà này mà buồn…”.

Dù đi khám, bác sĩ nói cả hai vợ chồng đều bình thường nhưng mẹ chồng vẫn cứ đổ hết lỗi lên đầu chị. Bà thường xuyên ca cẩm điệp khúc: “Con tôi cao to, đẹp trai có gì mà nghi ngờ nó, hay nhà chị hồi trẻ sống thoáng quá đi “phá” nhiều đến nỗi bây giờ không đẻ được nữa?”. Không chỉ có thế, bà còn dấm dúi khuyên con trai bà đi “thử” ở ngoài, tìm đứa cháu để nối dõi. Chị biết chuyện, không dám nói gì, chỉ có nước mắt lã chã rơi.

Hồi còn mới yêu anh, chị H. cũng biết trước mẹ chồng chị là người khó tính. Nhưng vì quá yêu anh, chị đã chấp nhận tất cả. “Giọt nước tràn li” chị chấp nhận li hôn trong sự hỉ hả của mẹ chồng và bên nội. Chị nghe kể, chị rời nhà ấy chưa lâu, mẹ chồng đã đích thân mai mối cho anh đám khác.

Khổ vì cái bằng đại học

Chị Ngọc (Thanh Trì, Hà Nội) về làm dâu nhà giàu mới thấm thía câu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” của mẹ chồng. Tốt nghiệp đại học, chị về làm cơ quan nhà nước “lương ba cọc ba đồng” trong khi nhà chồng chị ăn nên làm ra, có của ăn của để. Nhà chồng chị chẳng có ai học lên cao đẳng, đại học như chị, cứ hết phổ thông là các cô bên chồng đều đi làm kinh doanh ở công ty của gia đình.

Chị ở không được lòng mẹ chồng. Mỗi lần bực mình, bà lại chì chiết: “Học lắm làm gì, bằng đại học cũng chỉ bốc cám mà ăn”. Trong gia đình chồng, sự tôn trọng xếp hàng theo khả năng kiếm tiền. Sự chênh lệch về văn hóa, quan điểm sống khiến chị lạc lõng.

Chị sống trong một gia đình như một người thừa, luôn phải chịu sự khinh rẻ của họ hàng nhà chồng lắm tiền. Các cô em chồng cũng chẳng xem chị ra gì, không ít lần chê chị ăn mặc quê, cổ hủ. Chị chỉ biết cười trừ.

Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu là câu chuyện có từ bao đời nay. Sự nhường nhịn, yêu thương mới có thể gắn kết những mối quan hệ nhạy cảm này. Nhưng thay vì đáp ứng thái độ tích cực từ phía nàng dâu, nhiều bà mẹ chồng lại ra sức “thêm dầu vào lửa” dẫn đến việc tan vỡ hôn nhân của con cái. Liệu có bà mẹ chồng nào thanh thản khi cuộc hôn nhân của con mình lại “đường ai nấy đi”?

Theo afamily.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại