Nhìn tư thế trên giường, đoán tình trạng hôn nhân

havan |

Thế úp thìa lén lút tố cáo vợ chồng bạn đang "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" đấy!

Úp thìa

Đây là tư thế ngủ phổ biến nhất trong 3-5 năm đầu của cuộc hôn nhân. Thông thường, chồng là người ôm đằng sau, điều đó ám chỉ rằng anh ấy cần có sự nâng niu đặc biệt với bạn.Dáng ngủ này khiến vùng kín của người này chạm vào mông người kia, nên mang đến cho cả hai sự gần gũi thể xác tối đa, mặc dù nó không nhất thiết mang tính nhục dục. Rất nhiều đôi cảm thấy tư thế úp thìa là một sự bao bọc thoải mái và an toàn.

Trong giai đoạn đầu của cuộc hôn nhân, các đôi uyên ương thường nằm theo kiểu này hầu như suốt đêm, và bám đuổi nhau. Khi một người quay đi thì người kia bám theo, vì vậy tư thế úp thìa được duy trì theo vị trí đối ngược. Nhưng khi bạn đã cưới lâu năm không có nghĩa là bạn phải từ bỏ sự thân mật này.

Cùng ngửa

Anh xã ngửa mặt lên trời, toát lên một cái tôi mạnh mẽ và tự tin.Các cặp vợ chồng thường ưa thích tư thế này - nói lên sự cam kết mạnh mẽ - trong giai đoạn đầu của cuộc hôn nhân. Bạn như một con rùa nằm ngửa, bộc lộ bản thân mình, mở rộng để đón nhận mọi sự đụng chạm.

Ghì chặt

Mặt đối mặt, tư thế này ít phổ biến hơn Úp thìa (vì rất khó duy trì trong thời gian dài). Ghì chặt thường xảy ra vào giai đoạn yêu đương cuồng nhiệt, khi hai bạn say đắm đến nỗi chỉ muốn nhập vào nhau. Nhiều cặp cưới lâu năm thường trở lại tư thế này vào những lúc hân hoan đặc biệt. Nhưng một số cặp thì vẫn không lúc nào từ bỏ. Họ quá quấn quýt và phụ thuộc đến nỗi không thể tách rời.

Nâng niu

Đây là một hình thức hoà nhập hơn của Cùng ngửa, bởi vì bạn thực sự được ôm thay vì chỉ hỗ trợ bởi một cái vai. Vì vậy, tư thế này khiến bạn cảm thấy như được nhận một món quà yêu thương, đặc biệt phát huy hiệu quả khi hai vợ chồng mới qua giai đoạn giận nhau.

Nhưng chẳng có lý do gì để bạn chờ đến khi gặp khủng hoảng mới thử tư thế này. Hoặc không phải lúc nào người chồng cũng là người nâng niu. Ôm chàng trong vòng tay của mình khi 2 người tâm tình trên giường cũng là một cách để gắn kết sau một ngày căng thẳng.

Buông lỏng

Khi tình yêu còn mới mẻ, đôi uyên ương thường từ bỏ tư thế ngủ yêu thích của mình để tận hưởng sự thân mật của giấc ngủ vợ chồng. Khoảng 5 năm sau khi cưới, nhiều đôi sẽ cảm thấy đủ yên tâm để dành ra một ít không gian và sự thoải mái trên giường. Thường, họ sẽ nằm giống như Úp thìa, nhưng có khoảng trống ở giữa. Mối liên kết vẫn được duy trì qua sự đụng chạm giữa bàn tay, đùi hoặc chân.

Đây là một cách để cân bằng giữa nhu cầu không gian và nhu cầu gần gũi. Nó cũng phá bỏ sức ép về sex. Đây là một tư thế tình cảm, nhưng không nhục dục. Tất nhiên, bạn có thể gần sát lại bất cứ lúc nào bạn muốn.

Khóa chân

Một số đôi không thoải mái khi đụng chạm trực tiếp vào nhau và chỉ thích chạm một cách tình cờ, như ngón chân hoặc bàn chân ngoắc vào nhau, hay chân bạn gác tự do lên người anh ấy.

Theo các nhà tâm lý, ngoắc chân nhau gợi lên sự quen thuộc, thoải mái và táo bạo, như một mật mã. Sau cùng, bạn cần phải có một nền tảng vững mạnh để thừa nhận quyền sở hữu thân thể như vậy, thậm chí là sau khi tranh cãi.

Bám đuổi

Các tư thế ngủ có thể phản ánh sự bất hoà hoặc căng thẳng trong hôn nhân. Chẳng hạn, sau khi bực bội, người chồng có thể quay lưng và dịch về phía bên kia giường. Nếu bạn quay theo và áp vào người chàng, thì nó gọi là úp thìa một cách lén lút.

Tuy vậy, đôi khi thông điệp do người quay đi gửi tới không rõ ràng. Người tạo khoảng trống có thể muốn được bám theo. Khoảng trống của họ như một lời mời bạn có muốn tiến gần hơn không? Hoặc có thể người kia chán việc lúc nào cũng mở màn cho việc ôm ấp và nghĩ rằng sẽ khác đi nếu bạn tự sán gần đến. Trong tình huống này, không gọi là úp thìa lén lút, mà là điệu nhảy của những chiếc thìa.

Hãy học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của bạn tình cũng như của chính mình, nhưng đừng vội vàng đi đến kết luận. Tư thế ngủ là sự khởi đầu của cuộc giao tiếp.

Không thể đặt tên

Bạn và chồng ngủ trong một tư thế kỳ quặc, mỗi người tách ra 2 phía của chiếc giường (như thể trốn thoát nhau), hoặc lộn đầu đuôi? Chú ý: có thể 2 người để lộ nhu cầu vô thức rằng muốn thoát khỏi nhau, thoát khỏi cuộc hôn nhân. Nếu bạn nghi ngờ điều đó, nên có cuộc trao đổi thẳng thắn về những gì ẩn sâu trong mối quan hệ.

Nhưng trừ phi có những dấu hiệu khác của sự bất mãn, đừng vội nghĩ xấu về tư thế kỳ cục đó!

Theo Hà Linh

AWT/Afamily

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại