Sự kiềm chế không chỉ đơn giản là “từ chối” hoặc “đợi đến khi kết hôn” hay là “còn quá trẻ để mà quan hệ tình dục”, mà còn có nghĩa là đợi để chọn một người, thời gian và nơi chốn thích hợp cho quan hệ tình dục.
Bạn có thể không chọn quan hệ tình dục với:
- Chỉ một người mới quen có ấn tượng.
- Thời điểm đặc biệt: “Lúc này việc học quá căng thẳng, tôi không muốn phải lo lắng về việc có thai hay mắc phải những bệnh lây qua đường tình dục (STD) và HIV/AIDS”.
- Hoàn cảnh đặc biệt: “Quan hệ tình dục ở buổi tiệc là điều tôi không muốn. Cả hai người đã uống gì rồi. Đây không phải lúc thuận tiện để quyết định việc này”.
Việc kiềm chế không làm tôi chán chứ?
Không buồn chán đâu. Kiềm chế, nhưng có thể ôm ấp, hôn hít, âu yếm thân mật... ngoại trừ việc giao hợp.
Kiềm chế tình dục có nhiều lợi ích
Sự kiềm chế có rất nhiều lợi ích:
- Tránh thai 100%
- Chắc chắn không mắc các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS (nhưng phải đảm bảo không dính đến tinh dịch, chất tiết âm đạo hay máu).
- Bạn có thời gian để tìm hiểu nhau.
- Bạn có thời gian để xây dựng lòng tin và sự thân thiết.
- Tình dục có thể ảnh hưởng mạnh đến cảm xúc của bạn. Hãy chờ đợi cho đến khi cảm xúc mạnh mẽ đó đến sẽ làm cho bạn không bị hụt hẫng.
Nếu tôi quyết định kiềm chế, tôi sẽ chịu đựng như thế nào để tránh việc quan hệ tình dục?
Hãy tự hỏi mình:
- Tôi đã rõ quyết định của mình chưa? Hay tôi đang lưỡng lự?
- Tôi có nói thẳng không? Bạn tình của tôi có tôn trọng ý kiến của tôi không? Tôi có còn tự chủ không? Nếu tôi đã uống rượu hoặc dùng thuốc, tôi có kế hoạch không? Tôi có giữ được mình để sau này khỏi tiếc nuối không?
Sự kiềm chế là một cách chọn lựa. Nó có thể là sự lựa chọn lâu dài cả đời người hoặc cho đến một thời điểm thích hợp cho việc quan hệ tình dục.
Theo Khoa học và Đời sống/Bản tin AIDS số 6, Viện Pasteur