Một nghiên cứu gần đây được đăng trênCurrent Biologyđược thực hiện trên loài ruồi giấm, (có tên khoa học là Drosophila melanogaster) cho thấy tinh trùng tốt nhất không phải là con chạy nhanh nhất mà là con chậm nhất và có hình thù dài nhất.
Nhóm nghiên cứu của Stefan Lüpold, nhà nghiên cứu của khoa sinh học thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên của Mỹ, đã nhuộm ánh huỳnh quang xanh ở đầu tinh trùng rồi soi dưới kính hiển vi và quan sát chúng trong suốt quá trình thụ tinh và sinh sản (bao gồm cả sự xuất tinh và tương tác của tinh trùng trong cơ thể con cái).
Giáo sư Lüpold giải thích, cuộc cạnh tranh tinh trùng là một quá trình sinh học cơ bản trong thế giới động vật, nhưng thực tế là do chúng ta vẫn còn biết rất ít về yếu tố gây ảnh hưởng quyết định đến quá trình này. Họ đã phân tích các mẫu khỏe nhất trong một lần thụ tinh thành công trên loài rồi giấm, và có thể lấy kết quả đó áp dụngtrong việc chuẩn đoán bệnh vô sinh ở nam giới.
Theo tờ Current Biology, kết quả nghiên cứu này tìm ra được giải pháp mà trước đây chưa từng có về cách hành xử của tinh trùng trong môi trường thụ tinh, không phải chỉ bởi vì nó diễn ra trong của hệ sinh sản phức tạp của con cái, mà còn bởi vì phân tích được đồng thời được các tinh trùng khác nhau mà con đực xuất ra.
Điều mà Lupold cùng nhóm nghiên cứu của ông tìm ra không phải tất cả đều là mới mẻ, tuy nhiên bài nghiên cứu đưa ra được một lời giải thích cho tầm quan trọng của hình dáng tinh trùng. Giống như trong câu truyện ngụ ngôn “Thỏ và rùa”, chậm không có nghĩa là thua, là không thuận lợi.
Theo TTVN