Đoán sức khỏe từ... cặp môi

annbui |

Cặp môi không chỉ là biểu trưng của sắc đẹp và tính cách chủ sở hữu, chúng cũng bộc lộ nhiều hơn đáng kể so với cảm xúc.

1. Hiện tượng: Môi nứt nẻ. Bệnh có thể: Tiểu đường

Nứt nẻ môi được xếp vào nhóm biểu hiện hay gặp nhất và trong đa số các trường hợp thường bộc lộ tình trạng cơ thể mắc bệnh thiếu máu nhẹ. Triệu chứng như thế dẫn đến sự xuất hiện những vết nứt trên môi hoặc lở loét kéo dài không lành miệng ở mép, được bác sĩ gọi là “viêm mép” (angular cheilitis). Trong số ít trường hợp, tình trạng cặp môi như thế có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Lý do: độ đường máu gia tăng vô tình tạo điều kiện thuận lợi tiếp tay cho nấm độc tấn công niêm mạc miệng và niêm mạc môi.

2. Hiện tượng: Phù nề, Lở miệng. Bệnh có thể:  Hội chứng Lesniowski-Crohn.

Đa số bác sĩ liên tưởng hội chứng Lesniowski-Crohn với bệnh đại tràng. Tuy nhiên bệnh có thể tấn công đoạn đầu của đường tiêu hóa, trong đó có khóe miệng và căp môi. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và lở loét những vị trí khác nhau của cơ thể, trong đó có miệng. Gần 10 phần trăm tổng số người bị phù nề, lở miệng là nạn nhân của hội chứng đã kể.

3. Hiện tượng: Môi ửng đỏ, bỏng rát. Bệnh có thể: Mụn giộp

Cảm giác bỏng rát môi có thể là một trong những tín hiệu đầu tiên cảnh báo, đối tượng đã bị virus bệnh mụn giộp tấn công. Trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xuất hiện những triệu chứng đầu tiên trên da quanh miệng có thể bắt đầu xuất hiện mụn nhọt nhỏ xíu. Chúng thường gây đau đớn, sau vài ngày mụn vỡ kèm theo nước mủ rất khó ngửi. Tránh động chạm, hôn hít vùng bị bệnh, không dùng chung xà phòng, khăn rửa mặt hoặc son môi với người bị bệnh.

4. Hiện tượng: Mụn nhỏ, cứng. Bệnh có thể: Egzema

Mụn nhỏ, cứng xuất hiện ở mép thường do hậu quả da khô khiến thân chủ liên tục phải liếm mép hoặc chà xát bằng tay. Bệnh có thể tự “biến mất” sau thời gian nạn nhân chấp dứt phản xạ tự nhiên. Sử dụng kem chứa 1% hydrocortizon đều đặn trong vài ngày cũng có thể phát huy hiệu quả.

5. Hiện tượng: “Môi lạnh”. Nguyên nhân có thể: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, cơ thể kiệt sức.

Thực đơn không thích hợp, stress liên tục hoặc thiếu ngủ thường là những nhân tố đủ, để xuất hiện tình trạng “môi lạnh”. Ngoài sự cần thiết loại bỏ tình trạng stress kéo dài hoặc thiếu ngủ, muốn tránh “môi lạnh”, cần từ bỏ những món ăn vặt và đồ uống khoái khẩu chứa nồng độ lớn Arginine (một trong nhiều axit amin). Arginine có nhiều trong hạt dẻ, đậu phộng (lạc), sô cô la, bia và Coca – Cola.

6. Hiện tượng: Ngứa ngáy, “kiến bò” môi. Bệnh có thể: Dị ứng.

Cảm giác ngứa ngáy khó chịu hoặc kiến bò môi, nhất là trường hợp sau khi hết mụn nhọt, có thể chứng tỏ sự khởi đầu phản xạ dị ứng của cơ thể đối với món ăn hoặc hợp chất hóa học cụ thể. Khi ấy cơ thể giải phóng vào tuần hoàn máu liều histamin (một hormone của cơ thể) trong khuôn khổ phản ứng khẩn cấp của hệ đề kháng, nhằm vào niêm mạc miệng.

7. Hiện tượng: Môi tím tái. Bệnh có thể: Viêm phế quản.

Tình trạng tím tái quanh miệng nhất là cặp môi gần như chắc chắn là triệu chứng cơ thể thiếu oxy. Trường hợp trẻ em, có thể là một trong những triệu chứng viêm phế quản, chứng bệnh thường có những biểu hiện như ho khan, ho gà... Với người lớn, triệu chứng thường chứng tỏ tim làm việc quá sức, cố cung cấp cho toàn bộ cơ thể đủ lượng máu giầu oxy. Cặp môi tím tái thường gặp ở những người bị bệnh suy tim mạn tính.

Theo Eva

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại