1. Kết hôn khi còn quá trẻ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cặp vợ chồng kết hôn khi còn quá trẻ thường sẽ không thể duy trì cuộc hôn nhân lâu dài. Bởi vì khi kết hôn quá trẻ, hai người vẫn rất trẻ con và không thực sự yêu nhau. Họ thường kết hôn sau khi cô gái đã bị lỡ mang thai sau khi giao hợp tình dục không biết cách bảo vệ.
Bình thường những đôi bạn trẻ này nghĩ rằng, kết hôn sớm sẽ là cách để giải quyết được tất cả những vấn đề trên. Nhưng họ đã sai lầm. Bởi vì hôn nhân không thể là một đám cưới chạy mang bầu mà chúng đòi hỏi bạn phải biết quản lý chi tiêu trong gia đình và chi trả rất nhiều khoản chi tiêu quan trọng khác.
Trừ khi hai bạn kết hôn sớm mà lại có một cuộc sống gia đình sung túc, thu nhập cao thì mới hứa hẹn có cuộc hôn nhân bền vững, ổn định còn ngược lại sẽ rất khó khăn để duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
2. Luôn tranh luận từ các vấn đề nhỏ
Nếu bạn và vợ/chồng bạn luôn tranh luận gay gắt các vấn đề nhỏ nhất thì nguy cơ cuộc hôn nhân của bạn sụp đổ sẽ rất nhanh chóng trừ khi bạn biết được làm thế nào để vợ /chồng bạn bình tĩnh trở lại.
Khi cả hai người đều nóng nảy khi tranh luận bất kể các vấn đề lớn nhỏ nào đó sẽ gây nguy hiểm cho hôn nhân nếu những tranh cãi này không được xử lý đúng cách và khéo léo.
3. Bố mẹ của vợ/chồng bạn cũng ly dị
Nếu cha mẹ của vợ hay chồng bạn cũng đang ly hôn thì cơ hội ly hôn của chính bản thân bạn cũng rất cao. Bởi vì khi ấy, bạn hoặc chồng bạn sẽ luôn có sự nghi ngờ, sợ hãi, bất an và chắc chắn không có sự tin tưởng lẫn nhau hoặc tin vào cuộc hôn nhân của chính mình. Điều này cũng sẽ dẫn đến hôn nhân tan vỡ.
4. Nếu cả hai bạn đang ly thân đã từ 1-2 năm nay
Nếu bạn và người bạn đời của bạn đang sống trong sự ly thân từ 1-2 năm sau khi kết hôn thì rất có thể cuộc hôn nhân của bạn sẽ chỉ còn kéo dài và sống sót từ 1 đến 2 năm sau đó.
Hầu hết, sau khi đã ly thân, những cuộc hôn nhân sẽ chỉ đến năm thứ 3 -4 là đã thay đổi và thường kết thúc bằng ly hôn.
5. Thu nhập không ổn định
Đây là nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các cuộc hôn nhân phải kết thúc trong ly hôn. Nếu bạn và người bạn đời không có một sự nghiệp ổn định, điều này cũng có nghĩa là thu nhập của cả hai bạn không ổn định.
Trừ khi một hoặc cả hai bạn có các nguồn thu tự động khác hỗ trợ hoặc được hỗ trợ từ bên nội ngoại thì cuộc hôn nhân của bạn mới bề vững. Ngược lại, nếu quá thiếu thốn trong hôn nhân thì cuộc hôn nhân của bạn chắc chắn sẽ kết thúc trong ly hôn. Bởi vì 2 bạn sẽ đổ lỗi cho nhau trong những khoản chi tiêu phát sinh và không biết cách để quản lý các chi phí trong gia đình.
6. Vợ/chồng bạn không thích trẻ con
Không phải ai cũng thích trẻ em. Trong khi một số người rất yêu trẻ con và coi chúng như một niềm vui cho cuộc sống hôn nhân của họ thì những người khác lại chỉ xem những đứa trẻ như một gánh nặng và cản trở tự do trong cuộc sống gia đình của họ.
Khi sinh và chăm sóc một em bé khôn lớn luôn đòi hỏi nỗ lực và tình yêu thương từ cả bố và mẹ. Do đó nếu vợ/chồng bạn có một người không thích có tiếng cười nói của những đứa trẻ trong nhà thì điều này có thể dẫn đến những tranh luận, gánh nặng tâm lý và có thể dẫn tới ly dị nếu khát khao làm mẹ/ bố của vợ/chồng bạn mãi không trở thành hiện thực.
7. Vợ/ chồng bạn hay bất hòa, mâu thuẫn với bố/mẹ chồng/vợ
Nếu mẹ chồng hoặc bố chồng hoặc mẹ vợ/ bố vợ bạn đều luôn so đo và tìm lỗi lầm của vợ/ chồng bạn thì điều này cũng sẽ gây nguy hiểm cho hôn nhân của 2 bạn.
Những mâu thuẫn và bất hòa này thường xảy từ những thói quen và lối sống khác nhau của 2 thế hệ. Nếu không biết cách điều tiết mâu thuẫn này đúng cách sẽ có thể vô hình ảnh hưởng đến bạn và người bạn đời. Thậm chí đôi khi những mâu thuẫn này còn ảnh hưởng đến con cái bạn về sau nữa.
Theo Afamily