Dấu hiệu bạn đời "lười thân mật"

hoanghuyen |

Không có gì đảm bảo rằng các cặp vợ chồng sống với nhau lâu ngày luôn duy trì được tình cảm thân mật và nóng bỏng như ban đầu.

1. Luôn bận rộn

Đặc điểm đầu tiên của hiện tượng chán sự thân mật là một người nào đó luôn luôn bận rộn và chỉ có một ít thời gian để ở bên đối tác của mình. Có thể là vì công việc bận rộn, việc nhà nhiều, việc chăm sóc con hoặc sự cố tình đắm mình trong sự hối hả, bận rộn. Không có mong muốn dành thời gian với đối tác của mình dù một ít.

2. Đổ lỗi

Khi vấn đề nảy sinh trong quan hệ, một người bị chứng “biếng thân mật” thường có xu hướng đổ lỗi cho đối tác của họ. Điều này là nhằm mục đích chủ thể không bị chê hoặc kết luận là kém hoàn hảo.

3. Tránh các cách thể hiện tình yêu

"Một người nào đó mắc chứng “chán thân mật” biết rằng đối tác của họ muốn được yêu thương nhưng vẫn cố tình không dành ưu tiên cho đối tác và có xu hướng luôn đặt vấn đề đó sang một bên.", Tiến sĩ Weiss khẳng định.

4. Hiếm khi khen ngợi

"Mỗi người đều có một số phẩm chất tích cực nhưng với mong muốn tránh sự thân mật thì người này có xu hướng hiếm khi ngợi khen đối tác. Ngay cả khi đối tác thực hiện được một điều gì đáng chú ý hay đạt được thành tích gì đó đáng được công nhận", tiến sĩ Weiss cho biết.

Nhưng khi những người khác làm những việc mà theo quan điểm của anh ta là rất tốt, thì anh ta có thể khen ngợi một cách dễ dàng, thậm chí nhắc lại nhiều lần.

5. Tránh quan hệ tình dục

Điều phổ biến nhất ở những cặp vợ chồng gặp rắc rối về sự thân mật thực sự, đó là lảng tránh chuyện quan hệ tình dục.

"Tôi đã từng tư vấn cho các cặp vợ chồng từng không quan hệ tình dục trong 20 năm, mặc dù họ ngủ chung một giường", tiến sĩ Weiss tiết lộ.

6. Không muốn thể hiện cảm xúc

Điều này có nghĩa là người đó gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc của mình. Trong đó có việc từ chối nói về những hy vọng và suy nghĩ về một mối quan hệ.

7. Không ngừng chỉ trích

Luôn luôn muốn đặt đối tác của mình vào tình trạng không an toàn. Vì vậy, luôn luôn nói ra những điểm yếu của người bạn đời.

"Một người bị chứng lười thân mật nhanh chóng tạo ra một danh sách các điểm yếu của đối tác hơn là tạo ra những ưu điểm của họ", tiến sĩ Weiss khẳng định.

8. Giữ khoảng cách

Đối với các cặp đôi thông thường, sự tức giận, buồn bã hay thất vọng đối với người bạn đời thường được thể hiện qua thái độ. Tuy nhiên, người bị chứng biếng thân mật sẽ không nói bất cứ điều gì. Người đó thậm chí không thể nói gì với đối tác của mình trong hơn một tuần.

9. Xem tiền như một vũ khí

Một người nào đó mắc chứng lười thân mật có xu hướng không quan tâm về tài chính hoặc để đối tác tự do về vấn đề tiền bạc. "Thái độ của họ là: “tôi mua cho cô/ anh tất cả mọi thứ, do đó, đừng phàn nàn gì về việc thiếu tình yêu, sự thân mật hoặc quan hệ tình dục," tiến sĩ Weiss đưa ra ví dụ.

10. Câu hỏi quan trọng

Có những câu hỏi quan trọng bạn cần phải trả lời, cụ thể là "Bạn có cảm giác là lâu nay mình sống với một người bạn, không phải là một đối tác?" Theo Tiến sĩ Weiss, mỗi mối quan hệ lâu dài sẽ không thường trải qua sự mất mát về tình yêu. Nhưng hầu hết các cặp vợ chồng bình thường trải qua điều kiện này khi đang ở trong tình trạng rất căng thẳng. Đối với những người trải nghiệm chứng chán quan hệ thì điều này thường xuyên xảy ra.

Theo PNO

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại