1. Bệnh giang mai
Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể gây nguy hiểm cho các bộ phận bên trong cơ thể, tổn thương thần kinh, mất trí nhớ hoặc tử vong.
Kiểm tra bằng cách nào: Kiểm tra máu (xét nghiệm máu).
2. HIV
Phải mất 10 năm thì bệnh HIV phát triển thành AIDS toàn diện - nhưng điều đó không có nghĩa là trong từng đó năm bạn không cần kiểm tra. Kiểm tra sức khỏe là điều cần thiết để biết bệnh HIV có xu hướng phát triển nhanh chậm đến đâu.
Kiểm tra bằng cách nào: Kiểm tra máu.
3. Chlamydia
Nếu không được điều trị, chlamydia đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ, nó có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, có thể làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung (mang thai ngoài tử cung).
Kiểm tra bằng cách nào: Kiểm tra nước tiểu hoặc thử nghiệm phòng thí nghiệm của mẫu tăm bông.
4. Herpes sinh dục
Herpes sinh dục có thể gây nhiễm trùng có khả năng gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Kiểm tra bằng cách nào: Khám lâm sàng, xét nghiệm máu hoặc kiểm tra mẫu dịch (dịch âm đạo).
5. Bệnh lậu
Bệnh lậu có thể lây lan qua máu đến các khớp xương, gây ra các triệu chứng giống như viêm khớp.
Kiểm tra bằng cách nào: Kiểm tra nước tiểu hoặc xét nghiệm các mẫu dịch.
6. Viêm gan B & C
Viêm gan B và C có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
Kiểm tra bằng cách nào: Kiểm tra máu.
7. Human Papilloma Virus
Human Papilloma Virus có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Kiểm tra bằng cách nào: Xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung).
8. Bệnh do Trichomonas
Bệnh này nếu xuất hiện ở phụ nữ mang thai có thể khiến cho em bé bị sinh sớm hoặc sinh nhẹ cân.
Kiểm tra bằng cách nào: Kiểm tra thể chất và/hoặc xét nghiệm các mẫu dịch.
9. Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậu vĩnh viễn có thể làm hỏng cơ quan sinh sản nữ hoặc gây ra thai ngoài tử cung.
Kiểm tra bằng cách nào: Khám tổng thể hoặc siêu âm vùng chậu để xác định mức độ viêm.
10. Nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo có thể gây viêm vùng chậu hoặc làm tăng nguy cơ sinh sớm trước thời hạn ở phụ nữ mang thai.
Kiểm tra bằng cách nào: Khám bên ngoài và xét nghiệm các dịch âm đạo.
Theo afa