Cô nói rằng cô ấy không có AIDS, chỉ có HIV. Sự khác biệt là gì? Tôi đã có quan hệ tình dục một lần với cô ấy và có quan hệ đường miệng nhiều lần. Tôi thực sự yêu cô ấy, nhưng tôi cũng sợ. Tôi không muốn tiếp tục có quan hệ tình dục với cô ấy nhưng chẳng biết nói làm sao vì sợ làm tổn thương cô ấy. có thể nói với cô ấy rằng tôi muốn có quan hệ tình dục mà không làm tổn thương cô? Tôi có thể bị lây nhiễm HIV khi quan hệ qua đường miệng hay không?
Trả lời
Câu hỏi của bạn cũng là câu hỏi của khá nhiều người. Vấn đề cần quan tâm ở đây nữa là phải làm thế nào để tự bảo vệ mình tốt nhất khi bạn đang có quan hệ, cả về mặt thể xác với một đối tác có HIV dương tính.
Trước hết phải nói đến sự khác nhau giữa HIV và AIDS. HIV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nó phá vỡ hệ thống miễn dịch của một người khiến cơ thể dễ dàng bị các nhiễm trùng khác. HIV là virus gây bệnh AIDS... nhưng không phải tất cả những người có HIV sẽ bị AIDS. AIDS là một hội chứng đe dọa tính mạng vì nó tiếp tục làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh và các nhiễm trùng. Nhưng với việc chăm sóc và điều trị thích hợp, có thể tới 10 năm sau thì HIV dương tính mới phát triển AIDS.
HIV là không thể chữa khỏi, nhưng nó có thể điều trị được. Các phương pháp điều trị HIV ngày nay làm chậm ảnh hưởng của HIV trên hệ thống miễn dịch, làm cho người bệnh có HIv dương tính sẽ chậm phát triển thành AIDS hoặc bị các nhiễm trùng khác. Nhiều người nhiễm HIV vẫn có thể kéo dài cuộc sống và thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường.
Bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm HIV từ quan hệ tình dục qua đường miệng, mặc dù các bằng chứng cho thấy rằng nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục qua đường miệng là thấp hơn so với quan hệ tình dục âm đạo hoặc hậu môn... Bạn có thể làm giảm nguy cơ của mình bằng cách luôn luôn sử dụng bao cao su hoặc màng chắn nha khoa, và đảm bảo rằng trong miệng bạn không có bất kì vết thương hở nào, kể cả đối với bộ phận sinh dục.
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng đặt bạn vào nguy cơ cao nhất bị nhiễm HIV. Nguyên nhân là vì các bề mặt niêm mạc bên trong hậu môn mỏng, dễ rách, cũng như khả năng bao cao su bị rách.
Tôi không biết đối tác của bạn có đang được điều trị HIV hay không nhưng điều trị HIV không chỉ giúp bảo vệ bạn gái của bạn từ các bệnh nhiễm trùng khác, mà nó cũng làm giảm nguy cơ lây lan bệnh cho bạn.
Điều trị HIV làm giảm số lượng tải virus (HIV trong máu của bạn gái của bạn). Giảm tải lượng virus không có nghĩa là bạn không có rủi ro mà chỉ là giảm nguy cơ thôi, vì vậy bạn vẫn nên sử dụng bao cao su hay màng chắn nha khoa mỗi khi bạn có quan hệ tình dục dưới bất kì hình thức nào.
Hãy tiến hành kiểm tra các bệnh tình dục (STDs) thường xuyên, vì bạn đã có quan hệ tình dục bằng miệng và âm đạo với đối tác của bạn để sớm phát hiện những khả năng không như mong muốn.
Điều quan trọng là, bạn cần biết sớm rằng mình có HIV dương tính hay không và cho dù bạn có HIV đi nữa thì việc phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn rất nhiều.
Theo Afamily.vn