Chuyện "chăn gối" của người đàn bà sống cùng 2 chồng

huongngan |

Nhiều người khi nghe nhắc đến cái tên Kăn Pênh có ý cười nhạo, thắc mắc tại sao một lúc bà có thể chung sống cùng hai người chồng.

"Bí quyết" sống cùng hai chồng

Khi được hỏi phải cư xử trong chuyện tình cảm thế nào để được lòng hai bố, Kăn Pênh tủm tỉm: "Hôm này mẹ ở với bố Tuôl, hôm sau mẹ ở với bố Tua thôi. Đi làm thì mẹ và hai bố cùng làm, cùng nuôi các anh em khôn lớn, ai cũng phải có trách nhiệm với con cái, gia đình".

Cả gia đình Kăn Pênh hơi ngượng nghịu một chút nhưng vẫn rất tự hào khi kể về cuộc sống ấm êm của gia đình

Đặc biệt, để làm sao cho hai chồng khỏi...ghen, thì mẹ Kăn Pênh tiết lộ: “Bà phải thường xuyên nói chuyện với cả hai chồng. "Mẹ khuyên hai bố nên chăm chỉ làm ruộng, nuôi dạy con, anh em nhường nhịn nhau là phải, là việc tốt. Có chuyện chi mẹ với hai bố cũng đóng cửa bảo nhau, tránh xóm giềng bên ngoài ngó vào". Người phụ nữ khôn khéo này còn bật mí thêm "Không chỉ nói chuyện chung, mẹ còn hay nói chuyện riêng với các bố". Thế nhưng hỏi chuyện riêng gì thì Kăn Pênh chỉ cười mà nhất quyết không nói.

Hài hước hơn, ông Hồ Văn Tua mạnh dạn: "Thỉnh thoảng bố đi chơi nhà bạn bè vài ba ngày để anh Tuôl ở nhà với Kăn Pênh thoải mái. Anh Tuôl cũng vậy, nhiều bữa anh ấy sang nhà con gái ở Hồng Trung chơi hơn tuần mới về, còn bình thường hôm thì bố ở với Kăn Pênh, hôm thì anh Tuôl ở với Kăn Pênh".

Theo những hàng xóm trong gia đình Kăn Pênh người giữ vai trò quan trọng chính là Kăn Pênh chứ không phải hai ông chồng. Bà Kăn Hồng góp chuyện: "Kăn Pênh sống với anh em nhà Cu Tua đều tốt, phải tình nên cả nhà lúc nào cũng vui vẻ".

Nỗi niềm khôn tỏ

Bà Kăn Pênh kể rằng, từ nhỏ đã mồ côi bố nên phải cùng mẹ bươn chải giữa núi rừng sống qua ngày. "Năm đó Kăn Pênh khoảng 9 tuổi, bố Kăn Pênh bị bệnh nặng nên qua đời sớm. Kăn Pênh với mẹ chịu tang xong thì lên rẫy trỉa ngô, hôm nào cũng tối mịt mới về, bữa cơm khi thì củ sắn, may mắn lắm mới có vắt cơm nguội", Kăn Pênh lắc đầu nhớ lại những tháng ngày khổ ải.

Kăn Pênh ứa nước mắt kể điều sâu kín nhất và cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà có cuộc hôn nhân thứ hai. "Gia đình bố Tuôl đem bò, trâu, lợn rừng sang cưới mẹ về làm dâu nhưng mẹ với bố Tuôl chưa hề biết mặt nhau, mẹ cũng không hợp bụng hợp lòng với bố Tuôl. Sau khi đám cưới bố Tuôl thường xuyên vắng nhà tham gia thanh niên xung phong nên tình cảm vợ chồng không có bao nhiêu", Kăn Pênh thổ lộ.

Kăn Pênh còn cho biết thêm bà với ông Hồ Văn Tuôl đã nhiều lần định bỏ nhau nhưng dân bản không đồng ý, nhất là bà muốn đi lấy chồng khác. "Ngày xưa phụ nữ Pa Cô đã cưới hỏi một chồng rồi thì không được bỏ người đó theo người khác. Nếu ai làm vậy sẽ bị gông vào chân, đem ra xử phạt giữa dân bản, xấu hổ lắm. Nhiều cán bộ khuyên mẹ nên chờ đợi bố Tuôl, sống với bố Tuôl chứ không được đi lấy chồng khác, mẹ nghe lời nên đợi bố Tuôl thôi chứ tình cảm ít thôi", Kăn Pênh thật lòng tâm sự.

Bà Kăn Pênh với người chồng thứ hai tiếp chuyện phóng viên

"Mẹ không phải là người ham chồng mô (đâu), tại mẹ với bố Tuôl không hợp lòng nhau lắm, bố Tuôl lại hay xa nhà nên những việc nặng nhọc đều nhờ bố Tua làm cả. Bố Tua thật thà, siêng năng nên mẹ thương bố Tua. Sau khi bố Tuôl trở về, bố Tuôl không hề trách mắng mà còn làm lễ cưới cho Kăn Pênh với Hồ Tua. Bố Tuôl vẫn sống tình cảm với Kăn Pênh và là chồng của Kăn Pênh đó", nói đoạn bà vớ vội chiếc khăn lau khô nước mắt.

Bí quyết dạy con

Mặc dù câu chuyện một vợ hai chồng được nhiều người ở A Lưới rỉ tai và gia đình đặc biệt này nằm cách trụ sở UBND xã Hồng Kim khoảng 30m. Thế nhưng khi PV muốn trao đổi sự việc thì ông Nguyễn Văn Việt lại từ chối: "Chúng tôi không hay biết chuyện đó”, ông Việt nói. Khi chúng tôi băn khoăn "Hàng xóm có phản đối chuyện Kăn Pênh sống cùng lúc với hai bố không?", bà Kăn Pênh giải thích: "Theo tục lệ người Pa Cô nếu gia đình sống hòa thuận, không ảnh hưởng đến xóm giềng thì không ai phản đối".

Người dân ở thôn 3, xã Hồng Kim ai nấy đều khâm phục gia đình mẹ Kăn Pênh, không chỉ mẹ sống hoàn thuận với hai chồng mà những đứa con của mẹ đều thành đạt. Hiện anh Hoàng Thanh Xuân và chị Hồ Thị Lại là những cán bộ trẻ điển hình của xã Hồng Kim. Con trai thứ 8 của Kăn Pênh Hồ Văn Xâm hiện đang theo học tại trường Đại học Đông Á ở Đà Nẵng.

Bà cũng cho biết phải dạy các con phải xưng hô cả ông Tuôl, Tua bằng bố, quý cả hai bố, hễ đứa nào hỏi đến chuyện bố đẻ, bố nuôi bà liền mắng ngay và phạt nặng. Kăn Pênh nói tiếp: "Mẹ và hai bố chăm làm rẫy suốt ngày suốt đêm mới có đủ cơm nuôi các con, mẹ chỉ lo các con mẹ không hiểu biết sẽ gây gổ lẫn nhau nhưng may mắn con mẹ đều ngoan cả", Kăn Pênh khoe với chúng tôi. ông Tuôl cũng vui mừng, tươi cười nhìn vợ: "Nhờ mẹ Kăn Pênh dạy cả đó, công lao Kăn Pênh nhiều lắm. Bố chăm làm nuôi các con thôi, mấy chuyện khác bố không biết, bố không để trong bụng".

Theo Người Đua Tin

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại