Chị Trần T.H (Quận 5, TP.HCM) than phiền, tôi lấy chồng được gần 6 tháng rồi. Chúng tôi cũng quan hệ tình dục đều đặn nhưng có điều là tôi chưa bao giờ được "lên đỉnh" trong khi quan hệ.
Chị cho biết, mỗi lần quan hệ, "khúc dạo đầu" rất tốt và tôi thật sự có hứng thú, nhưng "màn chính" tới rất nhanh thường khi anh ấy cho vào chỉ được vài nhịp (chỉ vài giây) là đã xuất rồi.
"Anh ấy thỏa mãn và lăn ra ngủ, còn tôi phải tự kích thích, đôi khi còn phải tưởng tượng một người đàn ông khác. Khi tự kích thích tới ngưỡng vài phút, tôi mới cảm thấy "lên đỉnh".
Thực tình, tôi không muốn điều này chút nào nhưng anh ấy chưa một lần làm cho tôi được thoả mãn. Tôi rất khổ tâm vì tôi rất yêu chồng và không muốn chỉ vì chuyện này mà làm ảnh hưởng tới tình cảm của tôi dành cho anh," chị H. tâm sự.
Vì chồng buông lỏng dây cương, người vợchưa bao giờ được "lên đỉnh" trong khi quan hệ. (Ảnh: guardian)
Tự kiểm soát phản xạ xuất binh
Có nhiều loại rối loạn xuất tinh: xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng, đau khi xuất tinh. Trong đó, xuất tinh sớm là rối loạn xuất tinh thường gặp nhất. Xuất tinh sớm còn là một trong những lý do thường gặp nhất khiến nam giới đến khám nam khoa (và không ít trường hợp là do vợ khuyên chồng nên đi khám).
Xuất tinh sớm là tình trạngngười đàn ông không có khả năng trì hoãn sự xuất tinh, biểu hiện là xuất tinh trước hay chỉ một thời gian ngắn sau khi đưa dương vật vào âm đạo và hậu quả là giao hợp không thỏa mãn.
Thường là người vợ không thỏa mãn, và làm cho người chồng mất tự tin và cũng cảm thấy không thỏa mãn. Tuy nhiên, ở những người chồng hơi "vô tâm", hoặc người vợ cố giấu chồng cảm giác thực của mình, ông chồng sẽ không nhận ra vấn đề.
Ở độ tuổi hoạt động tình dục, trung bình cứ 10 người đàn ông thì có tới 2-3 người bị xuất tinh sớm. Xuất tinh sớm gây ảnh hưởng đến người bạn đời của họ và cả mối quan hệ vợ chồng, ngoài ra nó còn gây sự lo âu, ức chế, mất tự tin đối với bản thân người đàn ông.
Một số ít trường hợp xuất tinh sớm xảy ra ở người trước đây xuất tinh bình thường. Những trường hợp này thường là do người đàn ông bị viêm nhiễm đường tiết niệu - sinh dục hoặc bị rối loạn cương dẫn đến hiện tượng xuất tinh sớm, khi điều trị hết viêm nhiễm hoặc hết rối loạn cương thì xuất tinh trở lại bình thường.
Đa số các trường hợp xuất tinh sớm không có nguyên nhân và người đàn ông biết bị xuất tinh sớm từ lâu, thường là từ lúc bắt đầu biết quan hệ tình dục đến bây giờ.
Nếu chỉ điều trị bằng một số phương pháp tập luyện hoặc tâm lý thì hiệu quả không cao. Để điều trị xuất tinh sớm hiệu quả và không bị tái phát, cần kết hợp và tiến hành song song 3 biện pháp:
+ Cung cấp những kiến thức cơ bản về tình dục học và tâm lý trị liệu cho cả hai vợ chồng.
+ Tự tập luyện để kiểm soát phản xạ xuất tinh: hiện nay có rất nhiều phương pháp tập luyện, nhưng nguyên tắc chung, tương tự như những phương pháp cổ điển Stop-Squeeze của Master và Johnson, Stop-Start của Kaplan.
Người đàn ông sẽ được hướng dẫn để nhận biết ngưỡng cảm giác trước xuất tinh, và biết tập cách dừng lại trước xuất tinh. Mục đích của các phương pháp tập luyện là giúp người đó quen dần với các ngưỡng cảm giác ở dương vật và phản xạ xuất tinh, từ đó dần dần kiểm soát được phản xạ xuất tinh.
+ Dùng thuốc: có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị. Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonine có chọn lọc (SSRIs) như Sertraline, Paroxetin: làm ức chế phản xạ xuất tinh, kéo dài thời gian trước khi xuất tinh.
Nhóm thuốc làm giảm cảm giác quy đầu: các loại thuốc tê tại chỗ dạng bôi hoặc phun như Lidocaine, Prilocaine. Một số ít trường hợp cần dùng tới nhóm thuốc ức chế men PDE-5: làm khả năng cương tốt hơn, từ đó cũng giúp kéo dài thời gian khi trước xuất tinh.
Dùng thuốc gì, liều lượng thế nào, theo dõi ra sao, điều chỉnh liều lượng, phối hợp thuốc, khi nào giảm liều và ngưng thuốc…tùy vào tình trạng mỗi người và đây là công việc của các bác sĩ chuyên khoa.
Với các phương tiện điều trị hiện có, điều trị xuất tinh sớm không quá khó như nhiều người thường nghĩ. Tỉ lệ thành công là trên 80%. Thời gian điều trị trung bình từ2- 4 tháng, vậy số lần người đàn ông cần tới khám và tái khám sẽ là 2- 4 lần.
Ngoài ra, để tránh tái phát, người đó cần kiên trì và một điều không thể thiếu là sự hỗ trợ từ phía người bạn đời.
Theo Kienthuc