Như hiểu lờ mờ ra điều gì, tôi thấy nghẹt thở, cố gặng hỏi cho rõ mọi chuyện. Thì ra là chồng tôi, người mà tôi tin tưởng, yêu thương tuyệt đối đã gạ gẫm cháu tôi để được lên giường. Cái đáng nói rằng đó không phải lần đầu mà suốt mấy tháng qua cháu tôi luôn phải sống trong cảnh sợ hãi mà chẳng dám nói ra vì xấu hổ và sợ hạnh phúc của chú dì có bề gì.
Năm ngoái Thu (cháu con nhà chị gái ở quê) thi trượt đại học, từ tết chị gái gửi cháu lên Hà Nội để tiện đi luyện thi. Nhà tôi có thừa mấy phòng nên chuyện có thêm một người đến ở cũng không vấn đề gì.
Vốn tính ngoan hiền, chịu khó nên Thu đảm nhận hết việc nhà. Tôi khá yên tâm vì về muộn, cơm nước đã tươm tất, nhà cửa gọn gàng, con tôi cũng được tắm rửa sạch sẽ. Nhưng tôi đâu có ngờ những buổi đi làm về muộn của mình lại là khoảng trống để chồng tôi áp sát cháu tôi để làm điều xằng bậy.
Tôi còn nhớ nhiều hôm Thu học thêm ca 2, ca 3 nên về rất muộn. Cháu thường gọi điện để tôi đến lò luyện đón về, nhiều khi tôi đành nhờ chồng đi đón thay. Được cái chồng tôi năng nổ và nhiệt tình lắm. Nhưng sau đôi ba lần như thế thì Thu bảo không cần nữa, tự đi xe bus về. Tôi cứ nghĩ là do cháu sợ làm phiền đến chú dì, nào có ngờ chồng tôi đã từng gạ gẫm đến nhà nghỉ nhưng bị cháu tôi cự tuyệt và dọa sẽ mách với dì nên anh mới thôi ý định.
Cháu khóc mếu kể rằng bị nhiều lần chú ôm ghì, kể cả những khi dì đang ở nhà, làm việc ở phòng trên hay đang tắm. Nhiều khi cháu đang rửa bát hoặc giặt giũ cũng bị chú bất ngờ ôm hoặc sàm sỡ.
Thu bảo nhiều buổi dì đi làm về muộn, chú cứ ngồi thật gần, tay chân sờ soạng. Cháu gạt ra rồi chạy lên phòng khóa trái cửa lại. Cháu rất sợ mỗi khi ở nhà một mình với chú, con của tôi còn đang bé (6 tuổi) nên chưa biết gì. Mỗi lần như thế, chồng tôi lại xin lỗi cháu và xin đừng kể với tôi. Cháu sợ dì sẽ làm bung bét lên nên chẳng dám hé răng nửa lời.
Tháng trước đi công tác trong Đà Nẵng 1 tuần, ở nhà tôi đâu có biết Thu lại bị chú gạ gẫm, bất kể là ban ngày hay ban đêm. Dù sợ nhưng do được dì dặn dò nên cháu vẫn chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm cho chú và bé Tôm ăn. Nhưng cái cảm giác cứ có ánh mắt đang nhìn mình chằm chằm khiến cháu run sợ, nhất là chú cứ nhìn vào chỗ nhạy cảm.
Còn lần này, khi cháu vừa bước chân ra từ nhà tắm, chồng tôi đã ôm chặt nhưng chưa kịp làm gì thì cháu tôi đã cắn và vùng chạy thoát khỏi đôi bản tay ghê tởm của chú. Chịu không nổi nên ngay hôm đó cháu mới bỏ đến ở nhà bạn cùng lò luyện thi và gọi điện cho tôi về.
Nghe cháu kể lại tường tận những điều khủng khiếp khi ở nhà với chú, tôi đau lòng muốn chết. Tôi câm lặng mà không thể khóc nổi. Tim tôi như nghẹt thở, người đàn ông mà tôi gọi là chồng, là bố của các con tôi sao lại có thể phụ tôi như vậy?
Những tiếng nấc của cháu “Dì về đi, cháu chịu không nổi. Cháu sợ chú T lắm” khiến tôi như đứt từng khúc ruột. Suýt nữa chính sự vô tâm, vô tình và chủ quan của tôi đã làm hại đời cháu.
Giờ thì tôi mới nhớ cái lần thấy những vết xước trên tay chồng, khi hỏi thì anh lúng túng nói rằng bị trầy do va quệt. Tôi đã tin vì người đàn ông hiền lành, thật thà và tâm lý như anh không tin sao được? Lẽ nào đó là vết mà lúc chồng cự, cháu tôi đã cào cấu?
Tôi cũng xin được nói sơ qua về chồng luôn, anh hiền lành, sống khuôn mẫu, chẳng phải hạng người rượu chè, cờ bạc, đàn đúm gì. Phải nói là tôi tin chồng tuyệt đối. Với lại theo mọi người đánh giá thì anh vừa lành lại yêu vợ.
Tôi quyết định đi công tác về sớm hơn dự định. Nhìn cô con gái nhỏ của mình vui mừng chạy bên mẹ để đòi quà, bỗng nhiên tôi bật khóc. Mọi thứ đối với tôi tan nát, sụp đổ. Ấy vậy mà tôi chẳng thể rơi nước mắt. Người đàn ông chính trực, nghiêm túc của tôi nào ngờ lại đổ đốn ra thế.
Chồng tôi đã khóc lóc và quỳ xuống van xin tôi hãy tha thứ cho anh. Nhưng dường như tình yêu và niềm tin trong tôi đã chết. Tôi tạm thời đưa con đi nghỉ mát để có thời gian suy nghĩ. Hàng ngày, chồng tôi vẫn gọi điện để giải thích. Nhưng tôi không đủ kiên nhẫn để nghe vì mỗi khi điện thoại đổ chuông, nhìn số của chồng là lòng tôi se thắt.
Không gọi được thì anh lại nhắn tin. Anh bảo chưa có chuyện gì xảy ra cả, chì là “đùa cho vui, chọc ghẹo cháu thôi” (nguyên văn lời anh nói). Tôi thấy thương hại chính mình và thương cháu tôi. Nếu như anh lăng nhăng với người xa lạ thì có lẽ tôi còn lý do để tha thứ. Đằng này, anh lại có những cử chỉ đê tiện với cháu tôi. Làm sao tôi có thể đối mặt với sự thực trần trụi này?
Theo Eva