Vận động
Theo bà Sona Wikinson, nhà dinh dưỡng học: “Phụ nữ ít vận động có xu hướng phải chịu những cơn đau bụng kinh nhiều hơn những người tập thể dục đều đặn”.
Theo bà, thể dục có thể giúp giảm đau bằng cách duy trì sự ổn định của lượng hoóc-môn trong cơ thể. Ngoài ra, vận động thường xuyên còn khuyến khích não sản sinh ra các hoóc-môn có ích như serotonin và endorphin, giúp giảm bớt cơn đau.
Tránh cà phê
Thức ăn có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chống chọi với cơn đau bụng. Thực tế, cà-phê tăng lượng estrogen, làm cơn đau bụng trở nên dữ dội hơn. Bởi vậy, tránh dùng nhiều trà, cà-phê và những thức uống có chứa cafein khác khi bạn vào chu kỳ hàng tháng.
Giảm thức ăn béo bão hòa
Theo TS Marilyn Gelnville, một chuyên gia sức khỏe phụ nữ hàng đầu ở Anh: “Sẽ rất đau khi hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra do các chất có tên gọi prostaglandins”.
Hầu hết chất prostaglandins có lợi cho cơ thể, tuy nhiên, một vài hợp chất trong prostaglandins có thể làm tăng độ nhạy cảm đối với cơn đau và gây co cơ; chúng được gọi là prostaglandins có hại. Chất béo bão hòa có nhiều trong các sản phẩm từ động vật, đặc biệt là sữa, sẽ kích thích sản sinh nhiều chất prostaglandins có hại.
Các chất bổ sung
Các chất dinh dưỡng, như axit béo omega-3 rất cần thiết để cung cấp các hợp chất cơ bản giúp sản sinh prostaglandin có ích. Hỗn hợp nhiều vitamin với khoáng chất, vitamin B, vitamin E, kẽm và ma-giê rất quan trọng để chuyển hóa omega 3 thành các prostaglandin có ích.
Vitamin B và E vốn được biết đến như một chất trị đau hiệu quả. Trong khi đó, ma-giê lại có tác dụng giãn cơ tử cung.
Theo Nguyễn Nhung
Dân trí/Medicmagic