Dứa là trái cây nhiệt đới rất giàu vitamin B1, B2, C, PP, Caroten, acid hữu cơ và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho… Đặc biệt, dứa có chứa nhu động enzyme được gọi là bromelin, enzyme này có tác dụng rất tốt cho dạ dày, tiêu hóa.
Các enzym bromelin còn có khả năng chống viêm, vì nó rất giàu vitamin C nên có khả năng chống lại bệnh xoang, viêm họng, viêm khớp, cảm lạnh và ho, viêm phổi, vàng da, cao huyết áp.
Các chất chống oxy hóa trong dứa chống lại các gốc tự do trong cơ thể với các vấn đề như bệnh ngoài da, tiểu đường, hen suyễn, ung thư đại tràng.
Bromelin còn có tác dụng làm giảm di căn của các bệnh ung thư, liều dùng 200-300 mg/kg thể trọng kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị. Ngay cả đau khớp và đau nhức cơ thể cũng được làm giảm đi nhờ tác dụng của dứa khi dung nạp vào cơ thể hàng ngày.
Những người mắc bệnh về tuyến giáp cũng nên ăn nhiều dứa vì nó làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật.
Đặc biệt, dứa giúp tăng cường khả năng “đàn ông” trong chốn the phòng do các dưỡng chất trong quả dứa có thể cải thiện chất lượng tinh binh.
Sử dụng dứa cho từng loại bệnh:
- Cắt dứa thành những miếng nhỏ, rắc muối và bột tiêu đen, ăn vào buổi sáng sớm có thể giúp tẩy giun.
- Vấn đề về gan có thể chăm sóc bằng cách uống nước ép dứa được trộn với cây bạch đậu khấu hoặc nước ép từ cánh hoa hồng hàng ngày.
- Ăn dứa 3 lần/ngày có thể ngăn chặn chứng giảm thị lực do tuổi tác.
- Bất kỳ loại bệnh liên quan đến da, vết thương, vết bầm tím và bóng nước đều có thể được chữa khỏi nếu sử dụng thịt dứa cọ xát lên đó.
- Ăn dứa giúp giải rượu.
- Ăn dứa giúp giải nhiệt và ngừa bệnh tiêu chảy trong mùa hè.
- Bệnh nhân hen suyễn nếu được uống nước ép dứa hai lần một ngày có thể giúp thuyên giảm bệnh.
- Những người tiểu ít, có cặn sỏi trong trong bàng quang thì ăn trái dứa có thể giúp hóa giải bệnh.
- Những người hút thuốc hoặc tiêu thụ thuốc lá thường thiếu vitamin C nên bổ sung từ dứa.
- Uống nước dứa pha nước táo thêm 2 giọt nước gừng và một muỗng trà mật ong sẽ rất hữu ích với những người bị viêm phế quản, ho, hen suyễn, cảm lạnh, viêm phổi, khó tiêu.
Lưu ý:
- Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.- Phụ nữ mang thai nên tránh ăn quá nhiều dứa, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ do dứa có thể gây co thắt tử cung. Phụ nữ sắp sinh hoặc quá ngày sinh thì có thể ăn dứa để thúc đẩy quá trình chuyển dạ.
L.A
(Tổng hợp)