Ông Geoffrey Morrison – Sáng lập & Giám đốc điều hành Concept I cho rằng, sản phẩm chỉ là thứ cấp so với trải nghiệm.
Cửa hàng Gucci (quận Soho, New York) giúp cho khách hàng hiểu được phong cách, triết lý cuộc sống của Gucci. Tại đây có rất nhiều cửa hàng thời trang, khi Gucci mở tại đây họ tạo ra không gian hiểu được phong cách, trải nghiệm không gian mua sắm lên tới 1000m2, giúp khách có trải nghiệm ấm cúng như ở nhà.
Hay như ở Ở Cairo (Ai Cập), chúng tôi đổi mới hoàn toàn khu trung tâm thương mại giúp cho 185.000 m2 trở nên sinh động với những khu ăn uống, thời trang đặc sắc. Chúng ta có thể thấy tất cả không gian, môi trường xung quanh, đây là những bối cảnh thể hiện sự sinh động, bắt mắt, hấp dẫn khách hàng.
Xu hướng bán lẻ mới cho thấy, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, truyền thông số, tương lai bán lẻ phụ thuộc nhiều vào những ứng dụng sáng tạo này.
Xu hướng không gian bán lẻ đang thay đổi rất nhiều, nhiều TTTM cũ ở Bangkok đã có điều chỉnh để làm sao cho nổi trội, cuốn hút hơn, bắt mắt hơn.
Nhiều thương hiệu hàng đầu cũng đã có những động thái cụ thể, phản ứng của Nike là đổi mới trong cửa hàng của họ như ngôi nhà đổi mới sáng tạo, giúp khách hàng có những trải nghiệm thực tế hơn.
MC Donald cũng ứng dụng công nghệ check in - out kỹ thuật số giúp cho hoạt đột thanh toán, nhận hàng diễn ra nhanh hơn, giúp cho cửa hàng giảm đi sai sót.
Chuỗi cửa hàng bán đồ thể thao, có những phòng thử đồ quần áo có thiết bị cảm biến giúp khách hàng trong quá trình thay đồ có thể tìm kiếm món đồ khác, cùng nhiều tương tác thú vị ngay trong phòng thử đồ…
“Yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành công của ngành bán lẻ đó chính là công nghệ. Công nghệ tạo ra đặc thù độc đáo, tạo sự tương tác của khách hàng với công nghệ số.
Giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm mọi thứ qua điện thoại thông minh, thậm chí khách hàng có thể tới cửa hàng tự thiết kế, tự lựa chọn rồi đặt món hàng đó”, ông Geoffrey Morrison nhận định.
Người sáng lập và điều hành Concept I đưa ra 3 điểm lớn để ngành bán lẻ phát triển, đó là làm thế nào tăng kết nối, tăng tương tác tạo ra môi trường tương tác tốt hơn; gắn thẻ khách hàng thường xuyên, kết hợp công nghệ để gia tăng trải nghiệm cho khách và giới thiệu những đổi mới sáng tạo, tạo ra trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho khách, tạo ra hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Đồng quan điểm, ông Chris Dobson, Phó Chủ tịch Viện thiết kế bán lẻ nêu, 50% hoạt động mua sắm hiện nay do truyền miệng, 80% các hoạt động truyền miệng này do trải nghiệm của những khách hàng trước đó.
“Cách tiếp thị truyền thống cổ điển không còn thu hút nữa, mà dựa trên trao đổi của khách hàng với người thân, bạn bè. Họ chủ động chia sẻ trải nghiệm, từ đó dẫn dắt người thân tới mua”, ông Chris Dobson cho biết.
Ông Chris Dobson cho rằng nhà bán lẻ làm thế nào để ứng dụng công nghệ số, làm sao để tạo ra những hiệu dụng, hữu ích tại cửa hàng của mình, cộng đồng thiết kế bán lẻ mới hiện nay không chỉ tập trung vào diện mạo mà là tương tác, trải nghiệm của khách hàng khi tiếp xúc với thiết kế đó.
Ví dụ, thiết kế cửa hàng của Huawei là cửa hàng thiết kế đổi mới sáng tạo, giúp khách hàng có những trải nghiệm đặc thù, khó quên. Giúp khách hàng đi vào trải nghiệm cửa hàng có không gian thư giãn, được chào đón rất thoải mái.
“Việc trải nghiệm của khách hàng cực kỳ quan trọng với ngành bán lẻ trong tương lai. Tôi muốn nhấn mạnh, tương lai ngành bán lẻ, phụ thuộc vào tương tác và trải nghiệm của khách hàng”, Phó Chủ tịch Viện thiết kế bán lẻ chia sẻ.