Giải mã ý tưởng thiên tài của Khổng Minh khiến nhà quân sự Trung Quốc nể phục và áp dụng

Hoàng Hiệp |

Cách sử dụng thuốc nổ kiểu mới của Khổng Minh đã được các nhà quân sự của Trung Quốc sử dụng trong các cuộc chiến tranh về sau.

1. Dùng thuốc nổ tạo thành địa lôi

Thuốc nổ được phát hiện từ thời Tây Hán và được sử dụng trong các cuộc giao tranh. Trong trận Xích Bích nổi tiếng thời Tam Quốc, liên quân Tôn – Lưu cũng đã lấy thuốc nổ làm hỏa công để đánh bại quân đội của Tào Tháo nhưng cách dùng chủ yếu là làm mồi lửa cho cung tên và được chất lên mũi chiến thuyền để đâm vào thuyền của đối phương nhằm gây cháy. 

Trước khi tiến hành cuộc Bắc phạt, quân Thục do Gia Cát Lượng đứng đầu đã đánh bại quân đội của các tộc người ở miền Nam, điển hình là người Nam Man của Mạnh Hoạch. Khi giao tranh với binh lính của các dân tộc thiểu số, Gia Cát Lượng đã dùng hỏa khí để phá núi mở đường cũng như chiến đấu với kẻ thù. 

Vào thời điểm đó, Gia Cát Lượng yêu cầu binh sĩ và dân phu nhét thuốc nổ vào trong các quả cầu bằng gỗ hoặc kim loại, trên đầu các quả cầu để một lỗ nhỏ, gắn các ống tre rỗng, dài tới 30 bước chân, bên trong nhét lưu huỳnh như là một cách để dẫn nổ, người sử dụng mìn đứng ở đầu thanh tre châm lửa, lửa sẽ qua ống tre dẫn đến quả cầu chứa đầy thuốc nổ, tựa như một loại địa lôi.

Giải mã ý tưởng thiên tài của Khổng Minh khiến nhà quân sự Trung Quốc nể phục và áp dụng  - Ảnh 1.

Thuốc nổ được nhét vào những quả cầu rỗng tạo thành thứ vũ khí lợi hại khi cần thiết. (nguồn ảnh: zhidao.baidu.com)

Quân Thục dùng vũ khí này phá các chướng ngại vật, phục kích quân địch để gây sát thương. Kết quả Sau đó, Gia Cát Lượng đã thu phục được người có uy tín nhất trong các bộ lạc lúc ấy là Mạnh Hoạch, kết giao hữu hảo với các bộ tộc này để phía nam nước Thục được bình yên. 

Sau này khi giao tranh với Tư Mã Ý – Khổng Minh dùng kế phục binh ở Thượng Phương Cốc và lừa được Tư Mã Ý vào trong trận địa bày sẵn lương thảo có tẩm chất đốt, rơm rạ để dùng lửa nhằm thiêu chết quân sĩ đối phương. 

Lúc đó, loại "địa lôi" này cũng được sử dụng. Tuy nhiên, một cơn mưa lớn đã làm kế hoạch bị hỏng, đồng thời cứu thoát quân Ngụy, giúp Tư Mã Ý sống sót. 

Cách sử dụng thuốc nổ kiểu mới của Gia Cát Lượng – nhét chúng vào các quả cầu tạo ra vũ khí hữu hiệu này đã được các nhà quân sự của Trung Quốc sử dụng trong các cuộc chiến tranh về sau.

2. Tạo ra cầu vượt sống từ xe phá thành và máy ném đá

Sau khi đánh thắng Mạnh Hoạch, bình định phương Nam, Gia Cát Lượng đã quyết định đem quân bắc tiến, nhằm hoàn thành ước nguyện cuối cùng của Lưu Bị là phục hưng Đại Hán. 

Quãng đường dẫn quân đến phía bắc có địa hình vô cùng khó khăn, với nhiều núi cao lẫn sông suối, mặc dù chủ yếu là sông với độ sâu không lớn, dòng chảy cũng không phức tạp như ở Đông Ngô, nhưng vẫn là một thách thức lớn cho quân Thục. 

Cách tốt nhất để băng qua một con sông là dựa vừa tận dụng một phần địa hình của ngọn núi ở gần đó, vừa bắc những cây cầu tạm. Binh lính thường phải mất một thời gian khá dài để xây cầu lẫn thuyền bè, chưa kể đến việc trong quá trình xây hoàn toàn phải chịu rủi ro khi thiên tai ập đến hoặc quân địch phục kích để phá hoại, rất lãng phí. 

Gia Cát Lượng hết sức đau đầu về điều này. Rồi đến một hôm, ông đã nhớ và tìm hiểu lại các nguồn tư liệu về cách người xưa chế tạo xe công thành và máy ném đá tầm xa, những thiết bị này chủ yếu được dùng để công phá thành trì đối phương, giúp binh lính tiếp cận và leo tới những cổng thành cao lớn, khi di chuyển và lâm trận thì cần nhiều người vận chuyển và lắp ráp, nhưng cũng chỉ sử dụng trong các trận đánh công thành, còn khi phòng thủ, giao chiến giữa bình địa hoặc hành quân thì chúng gần như không còn hữu dụng.

Giải mã ý tưởng thiên tài của Khổng Minh khiến nhà quân sự Trung Quốc nể phục và áp dụng  - Ảnh 2.

Một loại xe công thành có cấu trúc vận hành tương đối phức tạp (nguồn ảnh: zhidao.baidu.com)

Những xe công thành khi được dựng lên côó thể cao đến 8 hoặc 9 thước, rộng 3 thước, cung thủ và bộ binh leo lên trên, dân phu đẩy phía dưới, dần dần áp sát tường thành đối phương để bắn tên và xung phong, cũng có chở cả thang gỗ để áp lên mặt thành cho bộ binh phía dưới. 

Còn xe bắn đá cũng với độ cao tương tự nhưng cố định ở phía xa, với cần cẩu dài, phía đầu cần cẩu có chỗ đựng hỏa khí hoặc tảng đá, khi sử dụng thì dùng đòn bẩy, tạo lực ném cho hỏa khí, tảng đá bay xa, vượt qua tường thành, thậm chí có thể phá hủy tường thành.

Với những cỗ máy lớn như vậy, Gia Cát Lượng đã tìm cách cải tiến, tận dụng lợi thế sẵn có về chiều cao, tạm thời lược bớt một số bộ phận không cần khi chưa chiến đấu, kết hợp 2 thứ vũ khí này với nhau để tạo ra những cây cầu tạm thời có thể vượt qua các con sông mà khoảng cách hai bên bờ không quá lớn, lòng sông không quá sâu, tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức người. Một vài xe công thành sẽ được một bộ phận nhỏ quân sĩ tháo dời và đưa sang bờ bên kia bằng thuyền, rồi lắp lại. 

Trong khi đó ở bên này bờ sông, các xe công thành khác trực sẵn để hạ những chiếc thang đã được cải tiến dài hơn, nối với đầu bên kia, tạo thành cầu cho người đi qua. 

Còn những cần cẩu của xe bắn đá thì được móc vào các vị trí hợp lý của xe công thành nhằm giữ cho xe không bị chao đảo, tăng độ chắc chắn khi di chuyển qua cầu. 

Giải mã ý tưởng thiên tài của Khổng Minh khiến nhà quân sự Trung Quốc nể phục và áp dụng  - Ảnh 4.

Xe bắn đá thường được sử dụng trong các cuộc chiến tranh thời cổ - trung đại. (nguồn ảnh: www.pinterest.com)

Quân địch nếu có thấy cũng nghi ngại vì binh lính của Khổng Minh đang vượt sông nhưng lại triển khai các thiết bị chiến đấu, nên chúng cũng không dám liều lĩnh tiến công. Sáng kiến này của Khổng Minh đã giúp các cuộc hành quân của binh sĩ đỡ vất vả đi rất nhiều.

Tham khảo: Baidu, Zhidao.baidu.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại