Dạo gần đây khi lướt TikTok, không khó để nhận ra có rất nhiều tài khoản đã làm nội dung liên quan đến Mì Hảo Hảo.
Cụ thể, các TikToker này đã mang gói Mì Hảo Hảo, bóc ra lấy vắt mì đem đi đốt cháy và cho rằng bên trong sợi mì... có nhựa - chất gây ra ung thư. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý chung của rất nhiều người, trong đó đặc biệt có các "fan" của Mì Hảo Hảo.
Chi tiết xin mời xem qua đoạn clip bên dưới:
Clip: TikToker kêu gọi đừng ăn Mì Hảo Hảo vì đốt lên cháy, nghi có nhựa bên trong?
Theo đó, nội dung chung của những đoạn video này đó là người dùng quay lại cảnh bóc gói Mì Hảo Hảo, sau đó lấy hộp quẹt đốt cháy.
Sau đó, họ tuyên bố rằng bên trong những vắt mì này có nhựa, chất gây ung thư và kêu gọi mọi người không nên ăn. Tuy nhiên, cần phải làm rõ một chuyện rằng quan điểm của các TikToker này đều chỉ dựa trên sự truyền miệng, không có cơ sở khoa học nào rõ ràng.
Những content thế này gần đây xuất hiện rất nhiều trên TikTok
Để giải thích cho việc mì tôm dễ bắt lửa, nhiều chuyên gia thực phẩm đã giải thích rằng vốn dĩ những sản phẩm liên quan đến mì tôm - phở ăn liền, thậm chí là cháo ăn liền đều là những loại thực phẩm dễ bắt lửa và cháy. Cụ thể, mì tôm vốn được làm từ tinh bột và chiên qua dầu, sau đó sấy khô nên độ ẩm vô cùng thấp. Biểu hiện cụ thể nhất là khi mở gói mì, vắt mì giòn tan, dễ bẻ và bắt lửa.
Rất nhiều đoạn clip phao tin đồn thất thiệt liên quan đến Mì Hảo Hảo
Ngoài ra, không riêng gì mì tôm, bánh tráng sấy khô hay các loại thịt phơi khô đều dễ đốt cháy. Nhiều người cho rằng các TikToker này đang cố tình mượn chuyện Mì Hảo Hảo để đăng tải thông tin thất thiệt, câu like và tăng tương tác cho kênh của mình.
Những đoạn clip như thế này hoàn toàn có thể được giữ lại làm bằng chứng, tố cáo chính người đăng. Vậy nên netizen cần phải tỉnh táo khi chia sẻ những đoạn clip phản khoa học như thế này.
Nguồn: Tổng hợp