Ở một nơi xa xôi của Hệ Mặt Trời, vượt xa bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương, đang tồn tại một nơi được gọi là được gọi là Vành đai Kuiper, gồm hàng trăm nghìn thiên thể băng giá có quỹ đạo di chuyển cực kỳ hỗn loạn bất thường.
Một số nhà thiên văn học đã nêu ra giải thuyết cho rằng những vật thể này đang phản ứng với lực hấp dẫn của một hành tinh khổng lồ chưa được phát hiện được gọi là "Hành tinh thứ 9", vốn có thể đang ẩn giấu sâu bên trong Vành đai Kuiper.
Tuy nhiên, tính đến hiện tại, chưa hề có hình ảnh hay dữ liệu nào ghi được sự có mặt của nó. Dù vậy, không ngoại trừ khả năng Hành tinh thứ 9 có tồn tại ngoài kia nhưng vì ở rất xa Trái Đất nên chúng ta khó có thể phát hiện.
Tuy nhiên, mới đây nhất, các nhà khoa học đã bất ngờ tìm thấy manh mối về sự tồn tại của hành tinh bí ẩn này thông qua một ngoại hành tinh nằm cách xa Trái Đất
Hành tinh thứ 9 có thể đang ẩn giấu sâu bên trong Vành đai Kuiper
Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện một ngoại hành tinh khổng lồ mang tên HD 106906B đang quay quanh hệ sao đôi HD 106906, cách chúng ta 336 năm ánh sáng. Với khối lượng gấp 11 lần Sao Mộc, điểm kỳ lạ nhất của HD 106906B đến từ việc hành tinh này có quỹ đạo nằm rất xa ngôi sao chủ của nó, gấp 730 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Ở khoảng cách này, lực hấp dẫn của cặp sao chủ tác động lên HD 106906B rất yếu, khiến hành tinh này mất tới 15000 nghìn năm để thực hiện 1 vòng quay quanh ngôi sao chủ. Kính thiên văn Hubble cũng cho thấy HD 106906B có quỹ đạo cực lệch và nằm ở một khu vực gồm các vật thể băng giá giống như Vành đai Kuipe của hệ Mặt trời.
Theo các nhà nghiên cứu, HD 106906B có thể giúp giải thích cách một hành tinh có thể bị đẩy tới khu vực ngoài rìa của hệ sao mà không bị ‘trục xuất’ hoàn toàn vào không gian liên sao.
Theo đó, HD 106906B hình thành khá gần với ngôi sao chủ của nó, thậm chí còn gần hơn Trái đất với mặt trời. Theo thời gian, quỹ đạo của ngoại hành tinh này ngày càng gần các ngôi sao chủ.
HD 106906B nằm rất xa 2 ngôi sao chủ của nó
Tuy nhiên, thay vì bị ‘nuốt chửng’ hoàn toàn, lực hấp dẫn phức tạp của cặp sao đôi đã đẩy hành tinh này sang một quỹ đạo mới, đưa nó văng xa vào không gian. Một quỹ đạo như vậy có thể đã đưa ngoại hành tinh này vượt ra khỏi hệ sao của nó, biến HD 106906B đứng trước nguy cơ trở thành một hành tinh du mục. Nhưng thật may mắn (?!), một ngôi sao khác đã đi ngang qua HD 106906, khiến quỹ đạo của HD 106906B trở nên ổn định và ngăn nó bị đẩy ra khỏi hệ sao.
"HD106906b cách rất xa cặp sao chủ và có quỹ đạo rất lệch, giống như những dự đoán về hành tinh thứ 9. Điều này đặt ra câu hỏi, những hành tinh như vậy đã hình thành và phát triển như thế nào để đạt hiện trạng như ngày nay", chuyên gia Meiji Nguyen tại Đại học California, Berkeley, tác giả chính của nghiên cứu mới, cho biết.
Một sự kiện tương tự cũng có thể xảy ra ở Hệ mặt trời của chúng ta, nếu Hành tinh thứ 9 thực sự tồn tại. Hành tinh bí ẩn này có thể đã hình thành gần với Mặt trời, trước khi bị lực hấp dẫn của sao Mộc đẩy về các khu vực ở ranh giới Thái dương hệ.
Được biết, dự án bản đồ thiên hà 3D mang tên Gaia của Cơ quan vũ trụ Châu Âu sẽ giúp xác định sớm các tương tác sao có thể đã xảy ra trong lịch sử của Hệ mặt trời.
"Nó giống như việc chúng ta có một cỗ máy thời gian giúp quay ngược lại thời điểm 4,6 tỷ năm trước để xem điều gì có thể xảy ra khi hệ Mặt trời của chúng ta vẫn còn non trẻ", nhà nghiên cứu Paul Kalas của Đại học California, Berkeley cho biết.
Tham khảo Live Science