Swisspod, một công ty khởi nghiệp của Thụy Sĩ đã tiết lộ kế hoạch cho một hệ thống Hyperloop có thể vận chuyển hành khách với tốc độ lên đến gần 1200 km/h xuyên qua dãy Alps hùng vĩ.
Swisspod, có trụ sở tại Monthey, cho biết hệ thống Hyperloop này có khả năng vận chuyển hành khách và hàng hóa từ Geneva đến Zurich chỉ trong 17 phút, hoặc từ New York đến Washington, DC (Hoa Kỳ) chỉ trong 30 phút.
Sẽ chỉ mất 30 phút để di chuyển từ New York tới Washington, D.C nếu đi bằng tàu Hyperloop. Ảnh: Swisspod Technologies
Nếu thành công, rất có thể trong vòng 4 - 5 năm nữa những chuyến tàu Hyperloop có thể dược sử dụng thương mại, theo Denis Tudor, nhà sáng lập kiêm giám đốc của Swisspod.
Những con tàu của Swisspod có thể "phi nước đại" với vận tốc từ 1000km - 1200km, theo Tudor. Ảnh: Swisspod Technologies
Hyperloop là một phương pháp di chuyển được đề xuất bởi một số công ty sẽ vận chuyển mọi người với tốc độ tối đa giữa các địa điểm xa nhau. Khái niệm này - lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1910 bởi kỹ sư người Mỹ Robert Goddard. Cho tới năm 2013 Hyperloop đã nhận được sự quan tâm của bởi Elon Musk, doanh nhân tỷ phú và người sáng lập SpaceX.
Tàu nhanh nhất thế giới vừa được xác lập ngày cuối tháng 7/2021 là mô hình tàu đệm từ ở Thượng Hải, Trung Quốc, sử dụng hệ thống maglev bao gồm các khối nam châm siêu dẫn phía trên đường dẫn theo hình chữ U. Lực đẩy từ những nam châm này sẽ tạo ra khoảng cách giữa tàu và đường ray.
Trong khi đó, mô hình Hyperloop của Swisspod có cách vận hành khác hẳn, nó sử dụng động cơ cảm ứng tuyến tính bên trong các tàu vận hành tốc độ cao.
Công nghệ độc đáo của Hyperloop là sử dụng lực bay từ trường để điều hướng và nâng tàu lên khỏi đường ray. Ảnh: Hyperloop One
Cụ thể hơn, động cơ cảm ứng tuyến tính trực tiếp tạo ra chuyển động theo đường thẳng, trái ngược với chuyển động quay của bánh xe. Bên trong các đường ống áp suất thấp, khoang chở hành khách hoặc hàng hóa có thể phóng đi nhờ các máy nén giúp tàu giảm ma sát tới mức tối đa
Viện công nghệ Liên bang (EPFL) cho biết năng lượng cần thiết cho động cơ đẩy trong thiết kế EPFL sẽ không đến từ đường ray - như đối với tàu Maglev, mà sẽ được vận chuyển bởi chính các vỏ của con tàu, EPFL cho biết trong một tuyên bố.
Con tàu mang sứ mệnh của tương lai. Ảnh: Swisspod Technologies
"Chúng sẽ được trang bị động cơ cảm ứng tuyến tính, mặc dù cần phải phát triển thêm để giảm mức tiêu thụ điện của các vỏ."
Swisspod và EPFL vừa hoàn thành việc xây dựng đường đua nguyên mẫu thu nhỏ cho dự án, được tài trợ bởi một khoản tài trợ của chính phủ Thụy Sĩ.
L0 Series Maglev ở Thượng Hải có vận tốc thử nghiệm tối đa lên tới 603 km/giờ, nhanh nhất thế giới. Vận tốc tối đa mà Swisspod tuyên bố nếu tàu Hyperloop thành công sẽ đạt cực đại tới 1.200km/giờ.
Tuy nhiên đó vẫn chỉ là tốc độ dựa trên những lý thuyết nghiên cứu.
Nhân loại sẽ phải chờ thêm 4 - 5 năm nữa để biết được rằng con tàu nào sẽ nắm giữ vị trí ngôi vương về tốc độ, và đương nhiên rồi dù tàu nào nhanh hơn thì chính chúng ta - những người tiêu dùng đều sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Video:
Toàn cảnh dự án của Swisspod