Xuất hiện hành tinh có thể ở được, y hệt Trái Đất “thời trẻ”

Anh Thư |

Quanh một ngôi sao lùn đỏ cách chúng ta 104 năm ánh sáng, một hành tinh mới cung cấp cơ hội tuyệt vời để các nhà thiên văn tìm hiểu Sao Kim và Trái Đất đã tiến hóa như thế nào.

LP 890-9, một sao lùn đỏ có khối lượng chỉ bằng 0,16 Mặt Trời và nhiệt độ bề mặt chỉ khoảng 2.577 độ C, đã lần lượt hé lộ hai hành tinh LP 890-9b và LP 890-9c. Chúng quay quanh sao mẹ với quỹ đạo gần hơn, cùng một tỉ lệ vô tình khiến một trong hai nhận được nhiệt độ bằng 91% những gì Trái Đất nhận từ sao mẹ.

Điều đó đã khiến LP 890-9c, lớn hơn địa cầu khoảng 37% và quay quanh sao mẹ mỗi 8,5 ngày, trở thành mục tiêu nghiên cứu. Theo nhà thiên văn học Lisa Kaltenegger từ Đại học Cornell (Mỹ), nó nằm cả trong "vùng có thể ở được theo kinh nghiệm" và "vùng có thể ở được thận trọng".

Xuất hiện hành tinh có thể ở được, y hệt Trái Đất “thời trẻ” - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa so sánh LP 890-9c (màu tím) với Trái Đất (màu xanh-vàng) cũng như hai ngôi sao mẹ. Ảnh: RISE-Illustration

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thường gọi "vùng có thể ở được theo kinh nghiệm" là "vùng có thể ở được lạc quan", như nơi Trái Đất đang tồn tại và cả Sao Kim, Sao Hỏa trong quá khứ khi chúng còn có nước.

Trong khi đó, "vùng có thể ở được thận trọng" chính là vị trí tương tự Sao Kim ngày nay, với hiệu ứng nhà kính khắc nghiệt.

Điều này là do LP 890-9c nằm ngay rìa trong của "khu vực Goldilocks", tức "vùng sự sống" nói chung của một ngôi sao. Các mô hình cho thấy điều đó sẽ khiến nó tiến hóa theo một trong 2 kịch bản.

Kịch bản thứ nhất, đó sẽ là một Trái Đất nóng hơn nơi chúng ta sống, có bầu khí quyển, nước ở thể lỏng và các điều kiện khác cho sự sống. Nó sẽ phát triển chậm hơn Trái Đất chúng ta một chút.

Kịch bản thứ hai, đó sẽ là một Sao Kim đang phát triển, sẽ bị mất nước nhanh chóng.

Việc LP 890-9c đi theo kịch bản nào có thể được xác nhận bằng cách dùng kính viễn vọng mạnh hơn để xem xét có bầu khí quyển ra sao. LP 890-9c được phát hiện bởi "thợ săn hành tinh" TESS của NASA, nhưng họ sẽ cần đến kính viễn vọng mạnh nhất thế giới James Webb để xem xét bầu khí quyển.

Bài viết vừa đăng trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Letters cũng cho biết LP 890-9c đang ở giai đoạn "sắp có thể ở được".

Một hy vọng khác là dù nó tiến hóa thành Sao Kim hay Trái Đất, cơ hội để chúng ta tìm ra bạn đồng hành vẫn có, vì chính NASA luôn nghi ngờ Sao Kim có sự sống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại