Xuất hiện app giả mạo thông báo chuyển khoản ngân hàng: Cần nắm một điểm sơ hở để tránh sập bẫy lừa đảo!

Tạ Ngô |

Ngay sau khi nhập đủ các thông tin và ấn Thực hiện, trên điện thoại của người dùng sẽ nhảy ra thông báo biến động số dư lừa đảo giống hệt như được gửi từ ứng dụng của MB Bank.

Mới đây, chủ nhân một tài khoản Threads đã phát hiện ra một ứng dụng fake thông báo chuyển khoản ngân hàng. Chỉ với một vài thao tác nhập liệu đơn giản, người dùng có thể tạo ra bằng chứng "ảo" xác nhận tài khoản của mình đã trừ tiền thành công.

Cụ thể, khi truy cập ứng dụng này, người dùng được yêu cầu nhập các thông tin bao gồm: Số tài khoản, Số tiền giao dịch, Thời gian giao dịch, Số dư, Nội dung. Đây là những dữ kiện thường xuất hiện trên thông báo giao dịch ngân hàng trên điện thoại. Đồng thời, người dùng có thể lựa chọn thông báo giả này là trừ tiền hay nhận tiền.

Ngay sau khi nhập đủ các thông tin và ấn Thực hiện, trên điện thoại của người dùng sẽ nhảy ra thông báo biến động số dư giống hệt như được gửi từ ứng dụng của Ngân hàng Quân đội MB (MB Bank).

Ứng dụng fake thông báo chuyển khoản MB Bank

Điều này rất nguy hiểm nếu người dùng sử dụng ứng dụng này trong các giao dịch dân sinh, mở điện thoại lên xác nhận là mình đã chuyển khoản thành công, nhưng thật ra không hề phát sinh giao dịch này.

Tuy nhiên, ứng dụng này vẫn có một điểm sơ hở, người dân cần nắm để tránh sập bẫy lừa đảo. Thông báo "ảo" này sẽ chỉ xuất hiện trên điện thoại của kẻ lừa đảo, không thể bắn trực tiếp thông báo sang máy người khác.

Vì vậy, với các giao dịch chuyển khoản thường ngày, người dân cần kiểm tra xác nhận chuyển khoản từ ứng dụng ngân hàng trên điện thoại của mình, tuyệt đối không chủ quan tin tưởng các nội dung trên máy người khác.

Xuất hiện app giả mạo thông báo chuyển khoản ngân hàng: Cần nắm một điểm sơ hở để tránh sập bẫy lừa đảo!- Ảnh 1.
Xuất hiện app giả mạo thông báo chuyển khoản ngân hàng: Cần nắm một điểm sơ hở để tránh sập bẫy lừa đảo!- Ảnh 2.
Xuất hiện app giả mạo thông báo chuyển khoản ngân hàng: Cần nắm một điểm sơ hở để tránh sập bẫy lừa đảo!- Ảnh 3.

Bài đăng này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, với 230k lượt xem, 1,8k lượt tim, hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ trên Threads. Bên dưới bài đăng, nhiều netizen bàn tán sôi nổi về câu chuyện này:

- Là bạn tự setup (cài) thông báo trên máy của bạn thôi, chứ làm gì có chuyện push noti (bắn thông báo) từ app nào đó của máy này sang app khác của máy khác được.

- Nếu giao dịch ở bên ngoài, có mấy người người ta giả bộ là người ta chuyển khoản rồi nhưng mà thật ra là chưa.

- Chỉ fake được thông báo trừ tiền trên máy họ thôi, chứ thông báo cộng tiền trên máy nhận không fake được.

- Các bác thắc mắc vụ push noti đúng không? Vấn đề là nhiều người họ chỉ cần thấy là "ừ bên này đã trừ tiền là thành công" chứ chắc chắn là app fake bill thì bên kia không bao giờ nhận được rồi chứ đừng nói là có push noti. Còn nếu hàng quán buôn bán họ nhận nhiều giao dịch thì kẻ gian càng dễ làm trò này. Kiểu nhiều quá đôi khi họ không check lại, chỉ cần thấy bên này bị trừ tiền là "OK OK", xong luôn.

- Nhiều lúc thanh toán chuyển khoản, tôi vẫn hay chủ động đứng lại chờ hay hỏi người ta check lại xem nhận được chưa.

- Mình bị 1 lần rồi. Nhưng người ta dùng Vietin Fast gì ấy. Nhưng xui cho họ là mình cũng dùng Vietinbank nên nhìn sơ qua là biết không phải rồi.



https://kenh14.vn/xuat-hien-app-gia-mao-thong-bao-chuyen-khoan-ngan-hang-can-nam-mot-diem-so-ho-de-tranh-sap-bay-lua-dao-20240710185240935.chn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại