Xôn xao giả thuyết mới về vị trí MH370, nghi ngờ cơ trưởng lao máy bay xuống biển

Minh Hạnh |

Richard Godfrey - một kỹ sư hàng không người Anh - tuyên bố đã tìm ra lời giải cho bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại, là vị trí của xác máy bay MH370 gặp nạn hồi năm 2014.

Godfrey sử dụng công nghệ bản đồ mới mà ông mô tả là mang tính cách mạng, và xác định điểm rơi của máy bay MH370 là cách thành phố Perth (Úc) khoảng 1.933km về phía Tây, ở tọa độ "33.177°S (nam), 95.300°E (đông)”. Xác máy bay đang nằm ở độ sâu 4.000m ở đáy biển.

Theo Godfrey, đáy biển nơi MH370 đang nằm có địa hình rất phức tạp với nhiều mỏm núi, vách đá, cùng một ngọn núi lửa chìm dưới nước.

Xôn xao giả thuyết mới về vị trí MH370, nghi ngờ cơ trưởng lao máy bay xuống biển - Ảnh 1.

Godfrey cho rằng máy bay MH370 nằm ở độ sâu 4.000m.

Xôn xao giả thuyết mới về vị trí MH370, nghi ngờ cơ trưởng lao máy bay xuống biển - Ảnh 2.

Khu vực máy bay MH370 đang nằm có địa hình phức tạp với nhiều mỏm đá, núi lửa.


Báo cáo của Godfrey chỉ ra rằng vị trí hiện tại của MH370 phù hợp với dòng trôi dạt của 33 mảnh vỡ được tìm thấy ở Mauritius, Madagascar, Tanzania và Nam Phi.

Nhiều quốc gia đã tham gia chiến dịch tìm kiếm kéo dài vài tháng trên vùng biển rộng hàng trăm nghìn kilomet vuông, nhưng vẫn chưa thấy bất cứ manh mối gì của máy bay MH370.

Godfrey khẳng định phát hiện của mình có thể giúp lực lượng cứu hộ tìm ra máy bay MH370 vào nửa cuối năm tới. “Có một số đơn vị sẵn sàng sử dụng AUV (phương tiện tự động dưới nước) để tìm kiếm MH370 ở vị trí mà tôi vừa xác định được”, kỹ sư người Anh cho biết.

Trước đó, nhiều quốc gia đã tham gia chiến dịch tìm kiếm kéo dài vài tháng trên vùng biển rộng hàng trăm nghìn kilomet vuông, nhưng vẫn chưa thấy bất cứ manh mối gì của máy bay MH370.

Peter Foley - người dẫn đầu cuộc tìm kiếm tiêu tốn 200 triệu đô la của Cục An toàn Giao thông vận tải Úc hồi năm 2015 - 2016 cho biết ông hy vọng báo cáo của Godfrey có thể mang lại kết quả đột phá.

Trước đó, theo Foley, dữ liệu vệ tinh về khoảnh khắc cuối cùng của MH370 cho thấy máy bay đã tăng tốc trước khi lao xuống biển. Các mảnh vỡ trôi dạt vào bờ biển phía Tây Ấn Độ Dương cũng cho thấy máy bay phải chịu lực tác động rất lớn.

Kỹ sư Godfrey cho rằng vụ tai nạn dường như đã xảy ra dưới sự tác động của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi. “Tôi thấy việc này đã được lên kế hoạch từ trước. Nhưng rõ ràng là có rất nhiều điều khiến người cơ trưởng phải đắn đo với một loạt các thay đổi”.

Theo Godfrey, cơ trưởng Zaharia đã chuẩn bị cho một kịch bản khác, nhưng vì hết nhiên liệu nên ông buộc phải cho máy bay lao xuống biển. “Máy bay tăng tốc từ 1.370m/phút lên 4.572m/phút chỉ trong vòng 8 giây”, Godfrey phân tích.

Úc, Malaysia và Trung Quốc đã thoả thuận vào năm 2016 rằng cuộc tìm kiếm chính thức sẽ chỉ được tiếp tục nếu ba nước có bằng chứng đáng tin cậy xác định vị trí cụ thể của xác máy bay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại