Nhiều ý kiến đề xuất không tăng thuế TTĐB với lý do đưa ra là xe bán tải phục vụ mục đích kinh doanh là chủ yếu. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng xe bán tải tiêu tốn nhiên liệu hơn xe con, hơn nữa xe bán tải hiện là một lựa chọn thay thế xe lịch.
Vì vậy, để bảo đảm định hướng tiêu dùng dòng xe này phù hợp với thực tế, Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế TTĐB với xe bán tải lên 33%. Điều này rất khó thể khiến giá xe bán tải tăng lên trong thời gian tới.
Nguồn tin từ Toyota Việt Nam cho biết thuế TTĐB hiện tại của xe bán tải khá thấp, nếu mức thuế này được tăng lên theo dự thảo thì giá xe có thể tăng. Anh này cũng cho biết mẫu xe bán tải Toyota Hilux hiện chưa có biến động giá. "Đa phần xe bán tải là xe nhập khẩu nhưng chưa nhập khẩu được do Nghị định 116", anh nói thêm.
Trong khi đó, đại diện của Ford Việt Nam lại cho biết giá bán của xe bán tải trên thị trường đang tăng lên tiệm cận với giá niêm yết. "Ngày xưa Ford Ranger có khi giảm đến 60 triệu đồng nhưng bây giờ mẫu xe giảm giá sâu nhất cũng chỉ giảm 20 triệu đồng", anh nói.
Bên cạnh đó, nguồn cung xe Ford Ranger đang khan hiếm do quy định nhập khẩu nên người tiêu dùng cũng có tâm lý e dè hơn do giá tăng.
Nhận định về thị trường ô tô vào thời điểm này, nguồn tin từ Ford cho biết thị trường xe hơi năm nay tăng chậm hơn, số lượng bán ra giảm so với năm ngoái. Ngược lại, Toyota khẳng định số lượng bán ra của Toyota tăng so với năm trước đó.
Lý giải về mâu thuẫn này, nhân viên Toyota cho biết thị trường đang thuận lợi nhưng nhiều hãng xe không có xe để bán do phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Trước đó, đầu năm nay, “Vua bán tải” Ford Ranger điều chỉnh giá bán giảm 10 – 20 triệu đồng, tùy phiên bản. Cạnh tranh với Ford Ranger, Chevrolet Colorado giảm 10 – 30 triệu đồng. Giá giảm do các hãng xe muốn kích cầu trước dịp Tết nguyên đán, khi nhu cầu mua xe của người tiêu dùng tăng lên.
Trên thực tế, năm 2018 nghĩa là thuế suất nhập khẩu về 0% nhưng giá ô tô vẫn không giảm như kỳ vọng. Nghị định 116 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 được nhiều chuyên gia cho là sẽ tạo hệ luỵ trực tiếp, ảnh hưởng đến kinh tế, quyền lợi, quyền lựa chọn của người tiêu dùng.