Vườn Thị cổ giá chục tỷ của dòng họ Lê ở Nghệ An

Thùy Dương |

Những bằng chứng khoa học và sử liệu cho thấy, 5 cây thị cổ thụ của dòng họ Lê Văn tại xã Nghi Thịnh (Nghi Lộc, Nghệ An) đã hơn 670 năm tuổi. Trước khi được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”, vườn thị này đã được trả giá hàng chục tỷ đồng.

Trong khu vườn rộng chừng 2 hecta, quần thể các cây thị tọa mình xen kẽ giữa những ngôi nhà nhỏ thâm trầm của con cháu dòng họ Lê Văn.

Vươn mình sừng sững như là biểu tượng của thời gian vĩnh cửu, thân thể các “cụ thị” khoác lên màu rêu phong cũ càng nhưng lá vẫn xanh nõn nà.

Dấu ấn thời gian
Dấu thời gian

Ông Lê Minh Thưởng – hậu duệ đời thứ 18, trưởng dòng họ Lê tại xã Nghi Thịnh cho biết, theo những ghi chép trong gia phả thì 5 cây thị đã có từ khoảng cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.

Năm 1418, Tướng quân Lê Văn Hoan dẫn đầu đạo quân triều Lê chinh phạt giặc Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi phía Nam, khi đi qua vùng đất này đã phát hiện ra vườn thị này.

Sừng sững qua mọi thăng trầm lịch sử
Sừng sững qua mọi thăng trầm lịch sử

Nhiều thế kỷ sau, cũng chính mảnh đất này, vị vua áo vải Nguyễn Huệ đã cho dựng trại, mộ quân. Những cây thị rợp bóng trở thành nơi nghỉ ngơi của đàn voi chiến trong đội quân chính quy Tây Sơn.

Vườn cây thị của dòng họ Lê cũng là nơi “che bộ đội, diệt quân thù” trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ. Ban chỉ huy quân kháng chiến Quân khu IV đã từng chọn nơi đây làm nơi chỉ huy của nhiều trận đánh lớn.

Một cành lớn bị bão quật gãy đang từng ngày hồi sinh
Một cành lớn bị bão quật gãy đang từng ngày hồi sinh
Cành lá sum suê
Vươn mình, sum suê cành lá
Cây Thị hồng, trái bằng những quả hồng
Cây có tên Thị hồng, quả giống những quả hồng
Gốc cây là một căn hầm trong chiến tranh chống Mỹ
Gốc cây là một căn hầm trong chiến tranh chống Mỹ
Bên trong lòng cây thị cổ thụ
Bên trong lòng cây thị cổ thụ
"Cụ thị" có tên Thị họ, quả nặng chừng nửa kg
Gốc cây khoảng 9 người ôm
Gốc cây khoảng 9 người ôm
Gia chủ cho biết, khi thị chín chưa ăn được ngay mà phải để vài ngày sau mới ăn được
Gia chủ cho biết, khi thị chín  phải để vài ngày sau mới ăn được
Một
Một "cụ thị" khác, thân cây từng là một cái bếp dã chiến
Rễ cây được tiếp sức sống sống vô tận
Rễ cây được đất mẹ tiếp cho nguồn sức sống vô tận
Cây Thị nu, cùng tuổi đời với các cây thị khác nhưng thân cây nhỏ gọn
Cây Thị nu, cùng tuổi đời với các cây thị khác nhưng thân cây nhỏ gọn
Quả thị không có hạt
Quả thị không có hạt
Ông Lê Minh Thưởng cho biết, năm 2004 có hai thương gia người Trung Quốc đến trả giá 5 cây thị giá 2,5 tỷ đồng
Sau đó, có một thương gia khác trả giá 5
Sau đó, có một thương gia khác trả giá 5 "cụ thị" và toàn bộ đất đai với giá hơn 10 tỷ đồng
"Vườn thị là vô giá, là tài sản của cả dòng họ chúng tôi, chúng tôi không bao giờ bán", ông Thưởng nói
"Chúng tôi luôn giáo dục con cháu trong dòng họ về truyền thống của tổ tiên"
ddddd
Lễ đón nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam

Dư địa chí Nghệ An ghi lại rằng, những cây thị cổ của dòng họ Lê tại xã Nghi Thịnh đã tồn tại hơn 600 năm. Ngày 12/3/2012, Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã chính thức công nhận 5 cây thị là “Cây di sản Việt Nam”.

Nhiều nghiên cứu khoa học cấp Trung ương đã được tiến hành nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị lịch sử, văn hóa của 5 cây thị cổ hiếm có.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại