Theo đó, trong lúc đào hồ để nuôi cá, ông Phạm Sinh Huyền ở xã Cự Nẫm (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã phát hiện hơn 20 thanh đá lạ, ở độ sâu khoảng 2m trong lòng đất.
Khi lấy các thanh đá này lên khỏi mặt đất, do tò mò không biết đây là cái gì nên ông Huyền đã dùng búa gõ vào các thanh đá, bất ngờ phát ra những âm thanh có âm vực khác nhau, vang rất xa.
Rất có thể đây là một bộ đàn đá cổ.
Đọc thông tin này, nhiều bạn đọc của PLO liên tưởng đến vụ (trong đó hai người đào được hòn đá đang bị công an đề xuất phạt mỗi người 550 triệu đồng, tịch thu hòn đá sung công).
Từ đó, bạn đọc đặt ra câu hỏi: Liệu trường hợp ông Phạm Sinh Huyền nêu trên có bị tịch thu, xử phạt như vụ hòn đá 30 tấn?
Để giải thích các quy định pháp luật liên quan đến thắc mắc của bạn đọc,PLOxin giới thiệu ý kiến của Luật sư Trịnh Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM) về trường hợp này như sau:
Hiện tại vẫn chưa có cơ quan chức năng nào xác định sơ bộ số lượng đá được người dân ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình đào lên được có phải là đàn đá cổ hay không, hay chỉ là những tảng đá, viên đá bình thường.
Trong trường hợp người dân vô tình phát hiện ra cổ vật hoặc vật có giá trị thì điều chỉnh trong trường hợp đã này được quy định khá cụ thể tại Điều 240, Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy.
Theo đó, nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận đây đúng là bộ đàn đá cổ thì có thể xác định đây là di tích lịch sử, văn hoá. Như vậy, bộ đàn đá cổ sẽ thuộc về Nhà nước.
Người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Ngược lại, nếu vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa nhưng vật này có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy.
Trường hợp vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.