Nhờ nỗ lực của cơ quan chức năng và ý thức của người dân trên địa bàn, đến nay loài Cò Nhạn quý đã có một môi trường sống ổn định ở khu vực lòng chảo Mường Thanh.
Cứ vào khoảng đầu giờ chiều, tại khu vực ruộng lúa thuộc các đội 5, 6 của xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đàn Cò Nhạn với số lượng hàng trăm con quy tụ về tìm kiếm thức ăn. Trên những gò đất, bờ bao của những thửa ruộng, Cò Nhạn xuất hiện với số lượng nhiều. Hình ảnh những con Cò Nhạn cặm cụi kiếm mồi hay nghỉ ngơi, sải cánh phô diễn vẻ đẹp trên đồng ruộng tạo nên một bức tranh “vũ khúc Cò Nhạn” mang vẻ đẹp Điện Biên.
Người dân địa phương phản ánh, Cò Nhạn xuất hiện ở ruộng
đồng có yếu tố lợi và hại: Lợi vì Cò Nhạn làm giảm đáng kể số lượng ốc
bươu
vàng trên đồng ruộng, giảm tác nhân gây hại cho lúa.
Tuy nhiên, khi cây lúa đang thời kỳ trưởng thành, “đứng đòng” thì việc hàng trăm con Cò Nhạn xuất hiện có thể làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng thóc sau này vì cây lúa bị ngã, gãy do Cò Nhạn giẫm đạp nhiều. Dù biết tác hại đó, nhưng nhận thức được đây là loại chim quý nên người dân không ai xua đuổi hay làm tổn hại đến đàn chim này.
Dưới đây là những “vũ khúc Cò Nhạn” ghi lại được tại những thửa ruộng của xã Thanh Hung, Điện Biên.
Sải cánh trên bầu trời
Đồng điệu
Dàn hàng kiếm ăn
Vũ khúc trên đồng.