Cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Tường (SN 1973, trú tại Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, TP.Hà Nội về 2 tội danh: Tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 Bộ luật hình sự) và Xâm phạm thi thể (Điều 246 Bộ luật hình sự).
Đối tượng Tường chỉ nơi ném xác nạn nhân tại cầu Thanh Trì
Trao đổi với Báo Trí thức trẻ trong buổi Tọa đàm trực tuyến vào ngày 16.1, luật sư Trần Đình Triển cho rằng CQĐT khởi tố vụ án với 2 tội danh đó là một việc rất khoa học, rất cân nhắc. Tuy nhiên, cơ quan công an chưa tiến hành thực nghiệm hiện trường ở khâu quan trọng: Ném xác.
Theo điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định người đó đã chết. Cũng theo điều luật này thời gian yêu cầu xác định người đó đã chết sẽ kéo dài trong vòng 1 năm. Vì vậy trong 3 tháng nay và trong thời hạn 1 năm, gia đình chị Huyền có quyền yêu cầu xác định nạn nhân đã mất. Từ đó phải xác định nguyên nhân là gì? Do bão lụt, hỏa hoạn hay do chính bác sĩ Cát Tường?
Vậy rõ ràng cơ quan tố tụng đang chờ thời điểm để chuyển tội danh. Và tội danh gì chúng ta chưa thể bàn được vì những lời khai của bị can, bị cáo chưa thể chứng minh được là có tội hay không có tội mà phải phù hợp với những chứng cứ khách quan khác ví dụ như lời khai của những người làm chứng rồi việc khám xét, thu giữ những chứng cứ. Vì vậy chúng ta phải đặt ra nhiều giả thiết. Ví dụ khi người bệnh đến phòng khám, bác sĩ giở trò tòm tem, hiếp dâm và người ta chống lại thì sao? Và anh sợ xấu hổ anh giết người ta thì là tội hiếp dâm khi có bằng chứng.
Trường hợp thứ 2, cũng có thể cho rằng gia đình chị Huyền khá giả, mang theo nhiều tài sản nên đã giết người chiếm đoạt tài sản. Hoặc cũng có thể khi anh làm cho người ta không đạt được nguyện vọng, người ta kiện, anh giết người ta thì sao? Hoặc do quá trình phẫu thuật sai sót, anh quá tự tin vào tay nghề dẫn đến cái chết là tội vô ý giết người.
Luật sư Triển cũng khẳng định: "Đối với tội danh thứ nhất, đối tượng Tường làm việc không đúng quy định và khởi tố về hành vi vi phạm quy định về khám chữa bệnh là không có điều gì bàn cãi.
Tuy nhiên, với tội danh thứ 2 tức là tội xâm phạm thi thể thì có nhiều vấn đề bàn cãi. Nhưng cũng không trách cơ quan điều tra, vì tôi cho rằng đây là một giải pháp ban đầu để áp dụng các biện pháp khác nghiệp vụ khác trong quá trình điều tra".
Luật sư cũng chỉ ra rất nhiều điểm mấu chốt trong vụ án cần làm sáng tỏ có thể phục vụ cho công tác điều tra:
Thứ nhất: Cơ quan điều tra đã gọi tất cả nhân viên lên xem xét quá trình khám chữa bệnh đối với chị Huyền như thế nào? Ví dụ căn cứ vào sổ theo dõi khách hàng, quá trình diễn biến chị Huyền ở tại thẩm mỹ viện đó, dụng cụ y tế, thuốc thang sử dụng trong hôm đó. Nếu phát hiện thấy vết máu ở đó thì có thể giám định, để chứng minh chị Huyền đã đến đây, xác định nạn nhân đã ở thẩm mỹ viện vào thời điểm đó. Tôi tin nếu có thì cơ quan điều tra đủ thẩm quyền để xem xét.
Thứ 2, tại sao chưa thấy ai nói đến việc thực nghiệm ném xác? Cơ quan điều tra cần xem xét trong quá trình phi tang xác, có thể xác định xem đó là bao nilông hay bao dứa? Nếu bao ni lông thì sẽ trôi thế nào? Nếu là bao xác rắn thì có thể bị móc vào dị vật dưới lòng sông, mãi mãi không nổi lên được. Rồi ước lượng chị Huyền nặng bao nhiêu, tốc độ dòng nước chảy thời điểm đó, thi thể sẽ trôi đến đâu…? Bỏ nhiều công sức tìm kiếm nhưng không đặt giả thuyết, dựng hiện trường thì không ổn…Không được quên khâu quan trọng này.
Liệu thi thể nạn nhân có đúng như lời khai của đối tượng là ném xuống sông Hồng? Ở nhà xác bệnh viện cũng có đồ thiêu, có hay không áp dụng biện pháp này? Biết đâu chôn cất ở nơi khác, có giả thuyết đặt ra chị Huyền đang sống thì sao?
Hơn nữa, chiếc xe máy chị Huyền ở đâu? Có giám định, xem xét vân tay ở chiếc xe hay không? Cơ quan điều tra phải tiến hành khai thác lời khai của Tường, Khánh người làm trong thẩm mỹ viện…một cách độc lập để xem mâu thuẫn lời khai ở đâu, đột phá khai thác vấn đề.
Ngoài ra, luật sư Triển cũng khẳng định không thể đình chỉ vụ án dù không tìm thấy thi thể. Vì chiếu theo điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định người đó đã chết. Cũng theo điều luật này thời gian yêu cầu xác định người đó đã chết sẽ kéo dài trong vòng 1 năm. Vì vậy trong 3 tháng nay và trong thời hạn 1 năm, gia đình chị Huyền có quyền yêu cầu xác định nạn nhân đã mất.
Nếu trong vòng 1 năm vẫn không tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền thì bác sĩ Tường sẽ bị khép vào tội danh ít nhất là vô ý giết người.
- Sẽ tìm thi thể chị Huyền ở 2 điểm tại sông Hồng và quê nhà Tường
- "Tìm thi thể chị Huyền khó khăn do có nhiều xác trôi dạt"
- Đang tìm thi thể chị Huyền ở nghĩa trang Đặng Xá
- Cậu ruột kể về hai lần suýt chết khi tìm thi thể chị Huyền
- Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Nghi vấn mới nhất về xác chị Huyền
- Thông tin mới nhất vụ tìm xác chị Huyền
- Nhân vụ tìm xác chị Huyền, chủ thuyền "chặt chém" tiền triệu/giờ
- Dừng tìm xác chị Huyền bằng phương pháp khoa học
- Vụ Cát Tường: 'Đào sâu hơn 2m nhưng không tìm thấy xác'