Việt Nam đang là nước trung chuyển các loại động vật quý hiếm

vytran |

Tình trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm diễn ra công khai ở nhiều nơi tại Việt Nam.

Ô nhiễm môi trường đang trực tiếp đe dọa đến cuộc sống của người dân (ảnh minh họa)

Đây là nhận định của Trung tướng Phạm Quý Ngọ- Thứ trưởng Bộ Công an báo cáo tại hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội ngày 18/11.

Theo đó, tình trạng vi phạm pháp luật môi trường diễn ra phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước và xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân như gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, lo lắng về thực phẩm kém an toàn…

Trong sản xuất công nghiệp, đáng lo ngại là các doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý chất thải, nhưng luôn cố tình vi phạm thủ đoạn tinh vi, lén lút để xả thải ra môi trường nên rất khó phát hiện, điển hình như vụ Công ty Vedan Việt Nam, Công ty Tungkuang, Công ty TNHH Miwon…

Rồi tình trạng nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới hình thức phế liệu cũng rất đáng báo động. Phế liệu này được dùng làm nguyên liệu sản xuất, thiết bị công nghệ lạc hậu dẫn nguy cơ biến nước ta thành bãi rác thải công nghiệp, với thủ đoạn như “tạm nhập, tái xuất”, khi bị phát hiện thì khai là “gửi nhầm hàng” và xin được chuyển trả lại.

Nghiêm trọng hơn là cả hành vi nhập rác thải sinh hoạt, các loại chất dioxin, thực phẩm kém chất lượng, bột xương bò điên, kể cả chất có phóng xạ…

Tại các khu vực khai thác khoáng sản, do sử dụng hóa chất như thủy ngân, kim loại nặng, nên nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu bị ô nhiễm, không có biện pháp hoàn nguyên môi trường, chống xói mòn… làm ảnh hưởng hệ sinh thái gây phong hóa biến rừng thành đất trống đồi núi trọc, tiềm ẩn nguy cơ lũ quét cao.

Đặc biệt, tình trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm diễn ra công khai ở nhiều nơi. Các đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã qua biên giới với thủ đoạn tinh vi, che giấu bằng nhiều hình thức nhằm đối phó với cơ quan chức năng.

Việt Nam đang là nước trung chuyển các loại động vật hoang dã và sản phẩm từ động vật hoang dã cho nước thứ ba (như vụ 23 tần Tê tê hay 6,2 tấn ngà voi bị bắt tại Hải phòng)…

Trong khi đó, theo Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường ngày một khó khăn hơn do phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi. Không những vậy, nhiều vi phạm có yếu tố nước ngoài, nhiều việc xử lý còn gặp cản trở, áp lực từ các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ…

Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm chưa có sự đồng đều, nghiêm minh. Nhiều nơi do ưu tiên phát triển kinh tế nên kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc thẩm định, đánh giá ảnh hưởng của các dự án đối với môi trường trong bối cảnh hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và đủ sức mạnh để răn đe.

Theo Dân Trí

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại