Xe cao dễ lật
PGS. TS Phạm Xuân Mai (Khoa Kỹ thuật giao thông (Đại học Bách khoa TPHCM) cho rằng, trong khoảng 10-15 năm nữa, XKGN sẽ vẫn là một phương tiện vận tải đường dài chủ lực, hữu hiệu, tiện nghi và an toàn.
Theo ông Nguyễn Một, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Trường Hải (THACO), XKGN do THACO sản xuất đảm bảo an toàn khi chạy đường núi, đèo dốc. Từ năm 2006 đến nay, THACO đã bán ra thị trường 2.665 xe giường nằm.
Trong đó có nhiều xe chạy trên địa hình đồi núi ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và trên các tuyến quốc lộ có đèo dốc. “Chưa có trường hợp XKGN nào do THACO sản xuất chạy đường núi và đèo dốc xảy ra sự cố, tai nạn do lỗi kỹ thuật”, ông Một nói.
“Nên bỏ loại xe này trừ khi có những thay đổi cơ bản về thiết kế và các biện pháp an toàn cho khách”.
Đại sứ Vũ Quang Minh
Một số lái xe khách tuyến Bắc-Nam cho rằng, các vụ tai nạn hầu hết do lái xe không tuân thủ luật giao thông, đường đèo dốc vẫn chạy tốc độ cao nên không kịp xử lý khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Lái xe Phan Quang Minh (40 tuổi, chạy xe giường nằm tuyến Thanh Hóa - TPHCM) cho biết, từ Thanh Hóa vào TPHCM có 4-5 đèo dốc hiểm trở, độ dốc cao.
“Nếu lái xe không cẩn thận, bất kỳ phương tiện nào cũng gặp tai nạn, không chỉ XKGN”, ông Minh nói. Tuy nhiên, ông Minh cũng thừa nhận xe giường nằm cao hơn so với xe ghế ngồi nên khi vào cua gấp rất dễ bị lắc mạnh. Hệ thống phanh túi khí nên khi đạp, trọng tâm sẽ dồn về phía trước. Nếu lái xe ngồi không đúng tư thế hoặc mất bình tĩnh, sẽ rất khó xử lý.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Toàn (Trưởng bộ môn khung gầm ô tô Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM) cho biết, xe dễ bị lật khi chạy tốc độ cao, phanh gấp trên những đường gấp khúc, thùng XKGN cao lênh khênh, trọng tâm của xe cao nên càng dễ lật hơn.
“Đáng ra phải cấm từ lâu”
Theo ông Hồ Huy (Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh), quyết định của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng về XKGN là đúng đắn. Ông Huy nói rằng, Mai Linh hiện có gần 100 XKGN hoạt động trên nhiều tuyến đường và tới đây sẽ được điều chuyển sang hoạt động ở khu vực an toàn hơn; doanh nghiệp có quyền kinh doanh, nhưng không được xem nhẹ tính mạng, an toàn của hành khách.
Ông Hồ Huy kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện an toàn hơn, như miễn giảm thuế, đào tạo đội ngũ lái xe an toàn, xây dựng các trạm dừng chân dọc đường để lái xe nghỉ ngơi. Ngoài ra, Nhà nước cần có quy định chất lượng phương tiện chạy đường đèo dốc cao hơn so với chạy ở vùng đồng bằng, loại bỏ những xe có tuổi từ 10 năm trở lên và cấm nhập xe “rác” để cải hoán.
Luật sư Thái Văn Chung (Đoàn Luật sư TPHCM) nói: “Việc cấm XKGN chạy trên một số tuyến đường đèo núi có độ dốc nguy hiểm nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân là hoàn toàn đúng. Đáng ra, Bộ GTVT phải cấm từ lâu, để các doanh nghiệp lựa chọn phương tiện phù hợp, tránh gây thiệt hại cho các nhà đầu tư”.
Mới đây, Bộ GTVT nhận được thư của Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Vũ Quang Minh - người từng đi xe giường nằm tuyến Hà Nội-SaPa (Lào Cai). Trong thư, ông Minh viết rằng, với thiết kế của XKGN hiện nay, nguy cơ chấn thương nặng rất cao. Chỉ cần xe phóng nhanh, phanh gấp, khách đập đầu vào thanh giường bằng sắt cũng sẽ bị chấn thương sọ não hoặc gãy xương.
Ông Minh nêu thực tiễn ở Anh và Mỹ: XKGN được sử dụng, nhưng chủ yếu cung cấp cho các khách cao cấp như đội bóng đi thi đấu hoặc ban nhạc đi lưu diễn; xe được thiết kế ít giường, có đệm mút chống chấn thương cho khách.
>> Xem thêm clip: Tai nạn thảm khốc ở Sapa, xe khách lao xuống vực (Nguồn: VTV1)
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA