Về Thị Cấm xem thổi cơm và... đập niêu

Đúng 11h trưa (mùng 8 tháng Giêng), trai làng cường tráng kéo lửa thi thổi cơm, chỉ trong phút chốc sân đình chìm trong khói trắng.

Từ lúc bắt đầu đến khi tan cuộc, không gian đình làng Thị Cấm (Xuân Phương, Hà Nội) vang dội tiếng trống chiêng, khói lửa nghi ngút, người reo hò cổ vũ nhễ nhại mồ hôi, tạo nên không khí sôi động, hào hứng trong những ngày đầu xuân năm mới.

Đúng mùng 8 Tết âm lịch hàng năm, người dân làng Thị Cấm (xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) lại tưng bừng mở hội nổp lửa thi thổi cơm.
Đây là một lễ hội truyền thống, đậm chất phồn thực của dân làng Thị Cấm.
Theo cụ Bùi Đình Trung (70 tuổi) - đại diện Ban tổ chức cho biết: "Hội tổ chức để tưởng nhớ người xưa, tương truyền từ thời Vua Hùng thứ 18, có đôi vợ chồng tướng tiên phong là Phan Tây Nhạc và Hoa Dung trẩy quân qua làng quê Hương Canh (tức Thị Cấm ngày nay), dân làng xin theo phò vị tướng để giết giặc. Nhằm tuyển người giỏi công việc hậu cần đi phục vụ quân đội, ông bèn ra lệnh tổ chức nấu cơm thi.
Vật dụng để nấu là nồi đồng nhỏ, đủ nấu một bát gạo, bát cổ được để trong hậu cung, chỉ khi lễ hội mới đem ra dùng.
Trước giờ thi, những người phụ nữ của các đội thi bắt đầu bện rơm để làm mồi lửa và...
...lót đáy cối để giã gạo.
Theo truyền thống, những người dự thi được chia làm bốn giáp, mỗi giáp mặc trang phục màu sắc riêng để thi. Có 4 đội thổi cơm thi mỗi đội được cử 10 nam nữ dự thi: 4 người xay thóc giã gạo, một người dần sàng, một người lấy nước, hai người kéo lửa bằng cây giang, hai người thổi cơm. Trong ảnh: Ban tổ chức đang chia thóc cho các đội.
Trong đó phần thổi lửa là quan trọng nhất, để có lửa thổi cơm, thành viên của các đội phải mài ống tre khô tạo ra ma sát để bắt lửa vào mùn cưa và rơm.
Khi chủ khảo thay mặt Ban giám khảo đánh trống lệnh, các đội dự thi rất nhanh phải giã thóc, sàng sảy ra gạo...
Người dân đua nhau nhặt những hạt gạo vừa giã xong để đem vo sạch loại bỏ trấu để nấu.
...người chạy lấy nước cách 500m ở sông Nhuệ để vo gạo (thường là nước sạch đã đun sôi để sẵn ở đó).
Những người phụ nữ khéo tay nhất được lựa chọn cho phần thi thổi cơm.
Nồi cơm sau khi cơm sôi, các đội thường phải ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho cơm chín đều.
Lúc này, sân đình bốc khói nghi ngút bởi rơm rạ của các đội thi.
Sau khi hết thời gian quy định, các vị bô lão - trọng tài lần lượt đi quanh sân đình để tìm các niêu cơm của các đội.
Trước đó, để đánh lừa trọng tài, các đội tạo ra các đống tro khác nhau hi vọng trọng tài không phát hiện ra niêu cơm của mình sớm để cơm có thời gian chín đều, ăn ngon hơn.
Niềm vui của trọng tài khi tìm thấy niêu cơm đầu tiên.
Để chọn được niêu cơm ngon nhất, các bô lão trong làng căn cứ vào mùi thơm, độ trắng và độ dẻo của hạt cơm để trao phần thưởng cho đội nấu cơm ngon nhất.
Phần thưởng của đội thắng cuộc.
Trong hội làng còn có nhiều trò chơi thu hút hàng trăm du khách thập phương. Bạn Phương ở Mỹ Đình cho biết, 3 năm nay, năm nào cũng tới đây xem hội thổi cơm và chơi trò đập niêu.Trong ảnh: Trò bịt mắt đập niêu.
Hội thi kéo lửa thổi cơm tại Thị Cấm, Từ Liêm, Hà Nội thu hút nhiều người dân địa phương bởi nét độc đáo mang đậm nét truyền thống còn lưu giữ giữa phố thị, bởi tới đây địa phận của Xuân Phương sẽ thuộc quận Từ Liêm.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại