Câu chuyện vàng “giả” từ hồi tháng 5 đã khiến những người mua vàng thời gian qua cảm thấy hoang mang. Tuy nhiên dường như người tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư chưa hiểu vàng “giả” được pha trộn thế nào? Tính chất vàng giả ra sao?
Vàng pha wolfram
Vàng có nhiệt độ nóng chảy 1064 oC và nhiệt độ hóa hơi 2856 oC, rất thấp so với nhiệt độ nóng chảy của wolfram là 3422 oC nên việc nấu hòa tan vàng với wolfram là rất khó, đòi hỏi công nghệ cao và sẽ dẫn đến hiện tượng vàng bốc hơi, gây thất thoát vàng.
Do đó, việc độn wolfram vào trong vàng chỉ thực hiện bằng cách bọc vàng bên ngoài thanh wolfram hoặc bột wolfram, khi wolfram nóng chảy tiếp xúc với oxi sẽ tạo thành oxit wolfram.
Hiện nay, với phương thức độn wolfram, có lẽ chỉ yếu sử dụng wolfram ở dạng bột vì nếu có cắt miếng vàng ra cũng khó phát hiện có wolfram nếu không chú ý. Với cách thức độn bột wolfram này, bột wolfram sẽ phân tán dưới dạng các hạt lẫn trong vàng.
Khi pha độn wolfram vào vàng, không thể nấu đến nhiệt độ nóng chảy của wolfram mà chỉ nấu đến khi vàng nóng chảy và bao lấy bột wolfram, nên wolfram chỉ phân tán trong thỏi vàng và không hình thành được liên kết kim loại. Vì vậy, vàng độn wolfram mất tính dẻo và tăng độ cứng, dòn của vàng.
Câu chuyện vàng “giả” từ hồi tháng 5 đã khiến những người mua vàng thời gian qua cảm thấy hoang mang. (Ảnh minh họa).
Vàng pha hợp kim osmium, iridium và ruthenium
Với các kim loại osmium, iridium và ruthenium có nhiệt độ nóng chảy cũng rất cao so với vàng, gần với nhiệt độ hóa hơi của vàng, thậm chí osmium còn có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ hóa hơi của vàng nên việc nấu hòa tan với vàng là rất khó.
Do đó, khi trộn hỗn hợp này vào trong vàng thì các hạt kim loại này sẽ phân tán trong thỏi vàng nên rất khó để xác định chính xác hàm lượng của các chất này.
Các kim loại này nếu pha với một tỉ lệ hợp lý thì sẽ tạo ra một hợp kim có tỉ trọng bằng với vàng là 19,3 g/cm3.Do đặc điểm các kim loại này đều cứng và dòn nên khi pha vào trong vàng sẽ làm giảm tính dẻo của vàng và tăng tính cứng, dòn của vàng.
Vàng pha các tạp chất khác
Theo tiêu chuẩn TCVN 7054:2002- Vàng thương phẩm-Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ ban hành, các thành phần tạo hợp kim với vàng là bạc (Ag), đồng (Cu), sắt (Fe), hoặc kẽm (Zn), thiếc (Sn), mangan (Mn), catmi (Cd), platin (Pt), palađi (Pd).
Theo tìm hiểu và nghiên cứu, các loại vàng nguyên liệu độn tạp chất trên thị trường Việt Nam vừa qua là vàng “bẩn”, tức là trong vàng còn lẫn các kim loại khác như: chì (Pb), wolfram (W), sodium hay còn gọi là natri (Na),…Các thỏi vàng này khi kiểm tra sơ bộ bằng các phương pháp thử nghiệm không phá hủy như tỉ trọng, huỳnh quang tia X thì đều cho kết quả vào khoảng 98%. Hầu hết các thỏi vàng này rất giòn và xốp.
Các phương pháp kiểm định vàng
Theo Trung Tâm Vàng ACB