Năm 1972, một bức ảnh nổi tiếng nói lên sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam: cô bé Phan Thị Kim Phúc, cô bé 9 tuổi trong hình đang la khóc trong kinh hoàng và chạy đi trong tình trạng bị bỏng nặng, cháy hết quần áo sau khi gia đình em bị một trận bom napal dội xuống.
Bức ảnh đã gấy chấn động thế giới, buộc người ta phải nhìn nhận lại những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra cho những người dân Việt Nam. Bức ảnh này cũng mang về cho tác giá, Nick Út giải Pulitzer
Một nông dân miền nam Việt Nam ôm xác con và ngước nhìn những binh lính ngụy trên một chiếc xe bọc thép. Cảnh tượng này diễn ra tại một nơi gần biên giới Việt Nam-Campuchia vào ngày 19/3/1964. Ảnh: AP.
Bức ảnh chụp tháng 6- 1965 1965 ở Đồng Xoài, những người sống sót sau trận giao chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh: AP
Thân thể một đứa bé bị biến dạng và thiểu năng vì hậu quả của chất độc hóa học mà Mỹ đã dải xuống một số tỉnh tại Việt Nam trong chiến tranh.
Sự ngơ ngác và sợ hãi hiện rõ trong đôi mắt hai đứa trẻ của một gia đình tại miền nam Việt Nam trong lúc bố, mẹ và hai đứa lớn hơn bị bịt mắt để chờ lính ngụy thẩm vấn vào ngày 12/9/1966. Gia đình này bị bắt sau một cuộc càn quét của lính Mỹ ở một nơi cách Sài Gòn khoảng 72 km. Ảnh:AP.
Bức ảnh chụp người mẹ dẫn con lội qua sông tránh bom Mỹ mang về cho tác giả Kyoichi Sawada giành Giải thưởng Ảnh báo chí thế giới năm 1965.
Bức ảnh được chụp vào tháng 12- 1965, những trẻ em đến trường và phụ nữ trở về nhà ở Bến Cát giữa cơn bão đạn - ảnh: AP
Trong một cuộc khám xét, cả gia đình phải ôm con thơ chạy ra khỏi nhà trong cơn hoảng hốt, giữa cái chết cận kề.
Hình ảnh một bà mẹ Việt Nam đầu quấn khăn tang bên bầy con nhỏ mang ánh nhìn thảng thốt, kinh hoàng được ghi lại qua kẽ chân của một người lính Mỹ (Ảnh chụp ở Bồng Sơn, tháng 10 năm 1966) -Ảnh:Linternaute