Nhưng chưa hẳn đã là vậy,theo các nhà khoa học, túi nylon rất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nylon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường do chất thải túi nylon hiện được các nhà môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”…
Ở thủ đô, việc sử dụng tràn lan các loại túi nylon trong sinh hoạt chính là sự dễ dãi và thiếu trách nhiệm của cả người cung cấp cũng như người sử dụng; người bán hàng sẵn sàng đưa thêm một hoặc vài chiếc túi nylon cho người mua khi được yêu cầu, còn người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn...) vì biết chắc chắn rằng khi mua hàng hóa sẽ có túi nylon kèm theo để xách về…
Bất cứ ai trong chúng ta, đều không muốn, “di sản” mà chúng ta để lại cho con cháu, là những đống rác thải to đùng và “khó bảo”. Điều này, nếu chúng ta không hành động ngay từ hôm nay, chắc chắn sẽ trở thành hiện thực, ở một tương lai không xa…
Nylon đã ăn sâu vào thói quen của người thủ đô
Những bà bán hàng rọng luôn chuẩn bị một đống túi nylon mỏng cho khách
Nylon có mặt khắp nơi...
... trong cuộc sống hàng ngày của người thủ đô
Những bó hàng to nặng cũng được dùng nylon bó chặt...
Một cửa hiệu quần áo trong số hàng trăm gian hàng ở phố Hàng Đào
Trên những giỏ hàng khô trên chợ Hàng Bè cũ
Thay thế giỏ xách...
...cho các bà, các chị đi chợ Đồng Xuân
Nhiều siêu thị tại Hà Nội sẵn sàng cung cấp cả tập
Trên những thùng đồ gửi vào bênh viện
Những đống rác lưu cữu cùng túi nylon...
Một người phụ nữ giặt những tấm nylon cũ để tiếp tuc sử dụng...
Theo Dân Trí