Cơn đại địa chấn mạnh 8 độ Richter tháng 5/2008 vẫn
còn hằn rõ dấu vết ở thung lũng này.
Động đất Tứ Xuyên khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người bị thương và nhiều triệu người mất nhà cửa.
Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên quyết định giữ nguyên trạng cảnh đổ nát trong thung lũng này, biến nó thành một địa chỉ di sản nhằm giáo dục cho các thế hệ sau về sức mạnh vô địch của thiên nhiên.
Một khách tham quan đi ngang qua căn nhà đổ nát. Các
công trình nghiêng ngả được chống đỡ bởi các cột sắt lớn nhằm giữ nguyên
trạng hiện trường.
Bầu không khí bên trong khu tưởng niệm vắng lặng và
rất đặc biệt.
Một phụ nữ nước ngoài đi qua khu nhà nơi trước kia
từng là nhà ở và cửa hàng.
Đây từng là một cơ sở kinh doanh.
Sau động đất ngày 12/5, vô số dư chấn mạnh đã xảy ra.
Con đường 4 làn xe này mới được xây dựng sau động đất,
nối Bắc Xuyên mới với nơi ở cũ.
Phía dưới những dấu vết đất lở, các công trình nhà ở của dân và nhà công mọc lên khắp nơi.
Đây là điểm cao nhất của khu làng mới, được xây xong
giữa năm 2009, của người dân tộc Khương ở Bắc Xuyên.
Trong làng, nơi cây cối mới trồng chưa kịp vươn cao
bằng các mái nhà mới, người Khương làm nông nghiệp và bán các đặc sản
địa phương.
Sau động đất, nay họ đã trở lại nếp sống như xưa.
Cô Yang Hongli, 20 tuổi, thành viên đội múa của làng Khương.
Khu định cư mới của người Bắc Xuyên ở cách khu di tích
30 km, trong một thung lũng rộng lớn hơn nhiều.
Các em học sinh ở đây được dạy các môn học truyền thống như thư pháp, làm con dấu, làm đồ thủ công.
Trong phòng thể chất, các em học sinh lớp 6 chơi một trò nhằm luyện vững chắc cơ chân, và xây dựng tinh thần đồng đội.
Trường học nói trên là một phần của thị trấn Bắc Xuyên
mới được hoàn tất năm ngoái với trị giá 2,4 tỷ USD.
Cận cảnh một ngôi nhà trong thị trấn mới.
Đường Hoa, 38 tuổi, và vợ là Mã Tuấn, trong ngôi nhà
mới xây lại cách đây hai năm ở làng An Huyện, Bắc Xuyên.