Tu bổ chùa Một Cột: Mừng ít, lo nhiều!

Hoàng Sơn |

(Soha.vn) - Cuối cùng thì câu chuyện tu bổ chùa Một Cột cũng có hồi kết với việc Quận Ba Đình (Hà Nội) “hứa” sẽ đưa ra phương án tu bổ hoàn chỉnh vào cuối tháng 6/2013. Nghĩa là du khách khi đến tham quan chùa sẽ không còn phải chứng kiến cảnh tượng Phật đội nón, khoác áo mưa nữa.

Vấn đề về chùa Một Cột không phải bây giờ mới “nóng”. Đó là câu chuyện âm ỉ từ  nhiều năm qua nhưng chưa tìm được hồi kết, đúng hơn là các cơ quan chức năng chưa tìm ra được giải pháp để tháo gỡ vấn đề.

31 tỷ đồng sẽ được đầu tư vào công tác tu bổ, tôn tạo chùa Một Cột. 31 tỷ - đó là con số không nhỏ. Có lẽ nó cũng tỏ ra xứng tầm cho một ngôi chùa đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia với bề dày lịch sử đã 964 năm.

Tu bổ chùa Một Cột là việc nên làm. Nhưng tu bổ ra sao, như thế nào, theo tiêu chí nào lại là một câu chuyện khác, và câu chuyện này còn dài, chưa có hồi kết. Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì cũng không ít các chuyên gia văn hóa, kiến trúc, nhà sử học tỏ ra lo lắng cho số phận của ngôi chùa gần nghìn năm tuổi trước công cuộc “phẫu thuật” sắp tới. Không lo sao được khi mà bài học từ việc tu bổ chùa Trăm Gian – ngôi chùa cổ nghìn năm vẫn còn nguyên tính thời sự.

Chùa Một Cột thời Pháp (ảnh tư liệu).
Chùa Một Cột thời Pháp (ảnh tư liệu).

Trao đổi với PV về vấn đề này, Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành – nguyên Ủy viên BCH Hội Kiến trúc sư Việt Nam – người đã từng có nhiều ý kiến đóng góp về vấn đề tu bổ, tôn tạo chùa Một Cột từ  những ngày đầu cho biết: “Tu bổ chùa Một Cột là việc nên làm. Nhưng làm như thế nào lại là câu chuyện khác, cần phải tính toán kỹ lưỡng. Mừng thì vẫn mừng mà lo thì cũng rất lo”.

Theo KTS Đoàn Đức Thành, nếu như cho rằng chùa Một Cột đã bị xuống cấp trầm trọng thì không đúng, bởi bản thân Liên Hoa đài – hạng mục chính của chùa vẫn vẹn nguyên và giữ được kiểu dáng kiến trúc cổ dù đã từng tu bổ nhiều lần.

KTS Đoàn Đức Thành.
KTS Đoàn Đức Thành.

“Thực ra nếu nói chùa Một Cột xuống cấp trầm trọng thì không hẳn thế. Những thứ xuống cấp chỉ là một vài hạng mục nằm trong quần thể di tích của chùa. Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng sẽ tôn tạo, làm mới là chùa Một Cột.

Theo tôi, việc tu bổ nên tuân thủ theo nguyên tắc “hỏng cái gì thì sửa cái ấy”. Và sửa cũng phải đảm bảo được nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng, không làm biến dạng kiểu dáng kiến trúc vốn có ban đầu”, KTS Đoàn Đức Thành nói.

KTS Đoàn Đức Thành cho biết: “Hiện nay có một số quan điểm cho rằng nên tu bổ, tôn tạo lại Liên Hoa đài, nhưng theo tôi là không cần thiết. Liên Hoa đài tại sao lại phải tu bổ, tôn tạo khi mà nó vẫn còn nguyên vẹn – cả về mặt kiến trúc lẫn giá trị văn hóa, lịch sử?

Ý kiến này cho rằng cột đá này cần được làm mới, là trụ liền, không phải là những khối đá chồng lên nhau như bây giờ, nhưng theo tôi làm như thế là vi phạm nguyên tắc trong tu bổ di tích.

Tu bổ di tích cần đảm bảo nguyên tắc giữ đúng hình dáng, kích thước, hoa văn, họa tiết ban đầu. Ở đây, trụ đá của Liên Hoa đài nên giữ nguyên vì nó là nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột.

Ngày xưa, do không có máy móc hiện đại, ông cha ta chỉ có thể tu bổ và làm được như thế, song qua đó nó cũng đã thể hiện được sự khéo léo và tài tình về mặt kỹ thuật kiến trúc rồi, nên giữ lại.

Cột đá của chùa Một Cột bây giờ vẫn có những hoa văn rất đẹp. Nó mang cái hồn, cái hơi thở cuả văn hóa ở trong đấy. Nếu thay cột đá Liên Hoa đài sẽ là một thất bại trong việc tu bổ”.

“Ngay cả như năm 1954, trước khi rút quân đi người Pháp có gài mìn đánh sập chùa, nhưng ngay sau đó, việc trùng tu, tôn tạo lại do KTS Nguyễn Bá Lăng khi đó chủ trì đã tuân thủ khá nghiêm ngặt các quy tắc trong tu bổ nên chùa gần như vẫn giữ được vẹn nguyên về mặt kiến trúc cổ”, KTS Đoàn Đức Thành cho biết thêm.

Chùa Một Cột hiện nay.
Chùa Một Cột hiện nay.

Đồng quan điểm trên, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Cương – Công ty TNHH kiến trúc Hoàng Đạo – đơn vị tư vấn tu bổ Chùa Một Cột cũng khẳng định: “Quan điểm chung của chúng tôi khi thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo chùa Một Cột là “hỏng đâu, sửa đấy” trên cơ sở giữ gìn nguyên gốc.

Hiện tại, Liên Hoa đài vẫn tốt, một số bộ phận xuống cấp không đánh kể; các hạng mục xuống cấp chủ yếu là toà tam bảo và nhà mẫu, nhà tổ… đây là những hạng mục cần tu bổ”.

KTS Hoàng Đạo Cương cũng đề xuất đưa ra hai phương án trong tu bổ chùa Một Cột bao gồm:

Phương án thứ nhất là giữ gìn nguyên trạng các hạng mục hiện có. Tại tam bảo sẽ phá dỡ những công trình tạm liên quan đến tam bảo không phù hợp với di tích, tu bổ mái công trình, thay mới cấu kiện gỗ hư hỏng, trát lại tường, lát lại nền, tu bổ hoa văn...

Khu nhà mẫu cũng sẽ phá dỡ những công trình cơi nới không nguyên gốc, không phù hợp; đánh giá tu bổ cấu kiện gỗ, lợp lại mái, lát lại nền...

Với liên hoa đài và hồ Linh Chiểu, sẽ đánh giá và tu bổ nguyên trạng các cấu kiện gỗ, lợp lại ngói, tu bổ bậc thang lên chùa, nạo vét hồ, trát vá bề mặt móng, lan can hồ…

Còn phương án thứ hai về cơ bản giống phương án thứ nhất, nhưng sẽ phục dựng nhà tổ và xây mới nhà tăng.

Phương án tu bổ, tôn tạo chùa Một Cột sẽ được hoàn thiện và phê duyệt vào ngày 30/6 tới. Dù chưa biết phương án nào sẽ được lựa chọn nhưng dư luận có quyền hi vọng vào một phướng án tu bổ chùa Một Cột tối ưu nhất, hay chí ít nó cũng đã góp phần “hòa giải” các cuộc tranh luận.

Nhưng nỗi lo vẫn còn đó. Không lo sao được khi mà đã có không ít di tích, không ít đền chùa cổ, sau cuộc “phẫu thuật” – tu bổ đã trở nên mới tinh như vừa “lột xác”. Và ai dám chắc chắn rằng chùa Một Cột sau cuộc “cải lão” sẽ không bị… “hoàn đồng”?

Ở xứ ta, không có gì là không thể?!

Chùa Một Cột “xuống cấp nghiêm trọng” là do bị “thổi phồng”?

Ông Đỗ Viết Bình – Chủ tịch UBND quận Ba Đình: Chùa Một Cột là di tích lịch sử cấp quốc gia, lại nằm trong quần thể di tích đặc biệt quốc gia nên việc trùng tu, tôn tạo đòi hỏi sự thận trọng ở mức cao nhất. Việc tu bổ chỉ cải tạo hệ thống thoát nước, sân vườn cũng cần làm việc, xin ý kiến của rất nhiều cơ quan liên quan, chứ không phải muốn làm gì là được ngay.

Từ năm 2009, dự án tôn tạo giai đoạn 1 đã nạo vét, xây mới hệ thống thoát nước và đảo ngói, xử lý một số điểm thấm, dột, hỏng hóc. Từ khi giai đoạn 1 hoàn thành (tháng 9-2010) đến nay, khu vực Chùa Một Cột không còn bị ngập nước mỗi khi mưa lớn.

Sau khi đã kiểm tra thực địa cho thấy: Thực tế, Chùa Một Cột không hề  tới mức xuống cấp đặc biệt nghiêm trọng như thông tin nào đó phản ánh, dù trong nhà Tam Bảo cũng có 1-2 chỗ bị thấm dột nhẹ. Hàng ngày, người dân vẫn vào tham quan bình thường.

Tu bổ chùa Một Cột: Mừng ít, lo nhiều! Trụ trì chùa Một Cột ra “tối hậu thư” cho UBND TP.Hà Nội

Ngày 3.5, đại đức Thích Tâm Kiên - trụ trì chùa Một Cột, ngôi chùa được công nhận là “có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” - đã có đơn gửi UBND TP.Hà Nội bày tỏ sự lo lắng vì mùa mưa đang sắp tới, trong khi tình trạng của chùa thì đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Tu bổ chùa Một Cột: Mừng ít, lo nhiều! Chùa Diên Hựu-Một Cột xuống cấp, tượng phải... đội nón tránh dột

Chùa Diên Hựu - Một Cột được xếp hạng "Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia". Thế nhưng trải qua thời gian, năm tháng..., chùa đã có dấu hiệu xuống cấp, cần được trùng tu kịp thời.

Tu bổ chùa Một Cột: Mừng ít, lo nhiều! Đường Lâm xin trả Nhà nước di tích quốc gia

78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa đồng loạt ký tên trên lá đơn gửi đến UBND thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội và Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) để xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Ông Putin nêu vướng mắc hòa đàm với Kiev, vén màn khả năng gặp ông Trump: Tín hiệu mạnh nhất từ Kremlin

Ông Putin nêu vướng mắc hòa đàm với Kiev, vén màn khả năng gặp ông Trump: Tín hiệu mạnh nhất từ Kremlin

25/01/2025 07:18

Theo Reuters, đây là tín hiệu mạnh mẽ nhất từ Điện Kremlin cho thấy họ muốn sớm họp thượng đỉnh với ông Trump.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top