>> Xem toàn bộ vụ TRỌNG ÁN THẨM MỸ VIỆN LÀM CHẾT NGƯỜI, VỨT XÁC xuống sông Hồng
Khánh khai nhận sau khi lấy xe máy và ô tô ở viện E, Tường và Khánh đã đỗ ở trước cửa ngõ 92 Trần Cung để lấy 4 túi bóng. Nhưng thực tế, trên đường này không có ngõ 92… Lời khai man của Đào Quang Khánh (SN 1996, ở Hàng Bài, Hà Nội), nhân viên bảo vệ của thẩm mỹ viện Cát Tường, trợ thủ đắc lực của Nguyễn Mạnh Tường trong tiến trình tiến hành ném xác phi tang đã thực sự gây nên làn sóng mới trong dư luận. Càng thêm nhiều nghi vấn được đặt ra xung quanh việc ném xác nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền (36 Hàng Thiếc, Hà Nội).
Nhưng ngay từ khi vụ án này được đưa ra dư luận và lực lượng chức năng tiến hành tìm kiếm xác nạn nhân, TS vật lý Nguyễn Văn Khải đã hết sức bất ngờ khi việc tìm kiếm đó được tiến hành ở khu vực chân cầu Thanh Trì, nơi Tường đã khai ném xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền tại đó.
Để làm rõ hơn sự “bất ngờ” của mình, TS Nguyễn Văn Khải phân tích:
“Giả sử, Nguyễn Mạnh Tường có ném xác nạn nhân xuống sông thì lỗi nằm ở việc tìm kiếm. Chúng ta thấy trên bản đồ và thực tiễn thì đoạn từ cầu Thanh Trì chảy xuống dưới Phủ Lý (Hà Nam) rất thẳng. Và trên đoạn thẳng đó, nếu vận tốc nước là 1m/s thì 1h đi được 3.600m, 24h đi được gần 90km. Nếu tính trên một đoạn đường cong thì chúng ta phải ứng dụng các định luật vật lý xem thi thể nạn nhân mắc chỗ nào.
Trước hôm đó là trời mưa, nước ở phía trên nguồn được nhiều, nước chảy nhiều nhưng không có rác, gỗ, bèo, tre nứa… bị trôi dạt ở sông Hồng. Thứ hai, nước trôi nhiều, vận tốc nước lớn nên nếu vứt xác ở khoảng giữa thì thi thể đi rất xa. Đó là kiến thức tối thiểu những người tìm kiếm cần biết. Trong khi theo lời khai của Tường thì đêm 19/10, Tường ném xác nạn nhân nhưng mãi tới ngày 22/10, việc tìm kiếm thi thể mới được tiến hành. Nhưng những người tìm kiếm xác lại tập trung tìm quanh chân cầu Thanh Trì thì đó là điều sai cơ bản. Kể các các nhà ngoại cảm cũng càng sai khi nói rằng thi thể bị cát vùi, tấm sắt đè lên”.
Với tư cách là nhà vật lý, là người lính đã nhiều năm chiến đấu ở cửa sông, cửa biển thì TS Nguyễn Văn Khải thấy đó là điều vô lý, là điều không chấp nhận được.
Liên quan tới thời gian nổi lên của xác nạn nhân, TS Nguyễn Văn Khải cũng đưa ra ý kiến trên cương vị vừa là người theo dõi rất sát vụ án, vừa là một TS vật lý: “Trước hết, cần xem lại lời khai của Tường và Khánh để xem hai lời khai có khớp nhau không. Nếu không khớp nhau nghĩa là có khả năng Tường không ném xác chị Huyền xuống sông”.
Đặc biệt, TS Khải cũng cho biết là cần kiểm tra xem khi thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền bị vứt xuống sông thì quần áo mặc như thế nào; có cho vào túi nilon để thả xuống hay không; túi nilon loại gì, dày hay mỏng, kín hay không kín; khi vứt thì kéo lê chân hay kéo lê đầu; cơ thể lúc đó như thế nào có bị mổ, bị thủng không?...
“Cần cực kì chính xác tư thế của xác khi bị ném. Giả sử kéo lê mà cầm hai vai kéo thì khi đặt lên lan can sẽ hất thế nào? Đầu rơi xuống trước hay chân xuống trước? Nếu đầu xuống trước sẽ rơi rất nhanh và sẽ cắm xuống nước sau đó sẽ nổi lên. Nếu hất chân xuống sẽ có sự quay người trong không gian. Còn nếu rơi cả thân nằm ngang theo dòng sông thì sẽ khác. Cái khó nhất là tất cả đều không biết trạng thái cơ thể của chị Huyền lúc bị vứt xuống sông. Chính vì thế cần lấy lại lời khai của Tường”, TS Khải nhấn mạnh.
TS Khải chia sẻ thêm: “Xác nổi lên hay không là do quần áo, bọc trong túi nilon như thế nào và cơ thể có bị thủng hay không. Nếu cơ thể bị cá ăn thủng ruột thì sự nổi lên rất thấp, chỉ lửng lơ”.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân cũng đưa ra ý kiến của mình liên quan tới vụ án của Nguyễn Mạnh Tường: “Những người đang làm công tác tìm kiếm hãy khoanh vùng nhỏ lại. Hãy lấy một vật có chiều cao, cân nặng tương đương chị Huyền, sau đó ta lấy vải làm người hình nộm rồi lấy gạch xếp đều trên cơ thể làm giả chị ấy với trọng lượng tương đương để cho vào bao như lời kể của bác sĩ.
Hãy tác động tâm lý để tội phạm muốn mình giúp chứ đừng bắt họ phải khai ra những điều họ đang giấu để họ thấy, bây giờ họ nhờ mình. Khi họ nhờ mình họ sẽ khai ra toàn bộ sự việc”.