Ngay trong buổi sáng, một tốp thợ lặn dùng ống hơi và các thiết bị chuyên dụng thực hiện lặn cắt nhịp cầu sập nằm sâu dưới nước.
Trên mặt nước chiếc sà lan lớn chở cần cẩu 500 tấn được 3 chiếc tàu đẩy đưa vào vị trí sát cầu Ghềnh để chuẩn bị cho việc trục vớt.
Do cấu tạo địa chất đáy sông Đồng Nai đoạn cầu Ghềnh không thể dùng neo nên sà lan cẩu được lắp đặt 4 ống sắt lớn ở 4 góc để làm chân cân bằng sà lan lúc thao tác cẩu.
Một chiếc sà lan 150 tấn cùng một sà lan chuyên chở vật tư cũng được triển khai vào hiện trường.
Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó giám đốc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1), chỉ huy trưởng đơn vị phụ trách trục vớt cầu Ghềnh cho biết, cẩu nổi sẽ neo lại nhịp cầu số 2 lại (một đầu chìm xuống sông, đầu kia còn gác trên trụ cầu số 1 nên).
Sau khi các kỹ sư tháo dỡ và cắt liên kết còn dính lại ở trụ cầu thì từ từ hạ xuống sông để đảm bảo an toàn.
Ở vị trí khác, một hệ thống phao nổi chứa giàn khoan đang được lắp đặt chuẩn bị phục vụ cho việc khoan địa chất, phục vụ cho thi công trụ cầu sau khi công việc trục vớt phần cầu sập hoàn thành dự kiến trước ngày 2/4.
Cố định 4 góc sà lan cẩu
Người dân Biên Hòa tập trung theo dõi trục vớt cầu Ghềnh
Chuẩn bị khoan địa chất
Các tàu thuyền vẫn lưu thông bình thường qua cầu Ghềnh
Thợ lặn thực hiện cắt ngầm dưới nước