Treo biển kỳ thị: Gậy Trung Quốc đập trúng lưng Trung Quốc

Theo giáo sư Phạm Đức Dương, tấm biển kỳ thị ở Bắc Kinh gợi lại nỗi đau của chính người Trung Quốc trước đây và họ sẽ phải chịu những thiệt hại do chính họ gây ra.

 

Cộng đồng mạng Việt Nam và các nước trên thế giới đang truyền nhau với những lời bình luận về bức ảnh do một người Mỹ gốc Hoa- bà Rose Tang đăng tải trên trang facebook cá nhân. Bức ảnh này được bà Rose Tang chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh cho thấy, ngay trước cửa chính của tiệm bán thức ăn nhanh “Beijing Snacks” có treo tấm bảng ghi bằng hai thứ tiếng: Anh ngữ và Hoa ngữ “Nhà hàng không tiếp khách người Việt, người Nhật, người Philippines và chó”.

Trao đổi với Kiến Thức, Giáo sư Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Namm Á cho rằng nội dung của tấm biển này gợi lại quá khứ đau buồn của chính người Trung Quốc những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ngay trong các tô giới thuộc lãnh địa một số nước phương tây ở Thượng Hải: "Ở đây, cấm người Trung Quốc và chó".

Đây có thể là hành động trả đũa Việt Nam, Nhật Bản, Philippines trong mối quan hệ về tranh chấp biển Đông mang tính cá nhân của một số người Trung Quốc chứ không phải chủ trương của một nước. Vì thế, không nên coi đây là một động thái thể hiện sự gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam và các nước trong khu vực có liên quan đến tranh chấp biển Đông. Biển Đông là vấn đề quốc tế, phải thực hiện theo công ước quốc tế.

Tấm biển "“Không tiếp khách người Việt, người Nhật, người Philippines, và chó” được treo ở nhà hàng Bắc Kinh. Ảnh: Internet

“Tấm biển kia chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận người nào đó, chứ không tác động gì đến mối quan hệ quan hệ hai nước Việt – Trung. Nhà hàng kia làm như vậy trước tiên là thiệt hại cho họ vì sẽ không bán được hàng cho du khách đến từ 3 nước Việt Nam, Philippinse và Nhật Bản và du khách các nước trên thế giới vì sự phản cảm của tấm biển”, ông Dương phân tích.

Ông Dương cũng cho rằng, các cơ quan chức năng của Trung Quốc nên làm rõ hành động của nhà hàng trên để tránh những hiểu lầm về mối quan hệ của Trung Quốc với ba nước Việt Nam, Nhật Bản và Philippinse.

Về phía Việt Nam, chúng ta đang thực hiện 8 chữ vàng (hòa bình, hợp tác, hữu nghị, phát triển - PV) và vận động đến Trung Quốc, các nước bạn giải quyết tranh chấp biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Trước sự việc này, những người Việt khi chứng kiến cảnh trên có thể nói lại với chủ nhà hàng, người treo tấm biển kia rằng, họ làm như vậy làm ngược lại với tinh thần của nhà nước Trung Quốc, của Việt Nam và sẽ phải chịu những thiệt hại do chính họ gây ra.

Trên Dân Trí, ông Phạm Nguyên Long, nguyên nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á - Viện Khoa học xã hội

Việt Nam cũng cho rằng, đây là một hiện tượng tự phát được duy trì lâu dài, không phải chủ trương của nhà nước, nhằm miệt thị người dân các nước Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. Việc một số người áp dụng một lối ngôn từ thế kỷ 19, đã bị cả nhân loại khinh miệt ngay giữa thế kỷ 21 chỉ càng khiến cho những người văn minh thấy rõ bản chất vấn đề.

Trên Tiền Phong , nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu cũng nhận định, những hành động này không phải bột phát mà kéo dài có hệ thống. Những hành động này không phải tính tự tôn dân tộc mà nó nằm ở những đầu óc lệch lạc về dân tộc mình và dân tộc khác. Phản ứng chậm và trốn tránh của các cơ quan chức năng Trung Quốc là nguyên nhân nới tay cho người dân có những hành động cực đoan như trên.

Những hành động như vậy của người Trung Quốc trái lại với chính điều dạy của Khổng Tử - được người Trung Quốc coi là Vạn Thế Sư Biểu (Bậc thầy của muôn đời) là “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” - Điều mình không muốn thì đừng làm với người khác.

Ngày 27/2, đại diện Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng về hành động trên của nhà hàng ở Bắc Kinh Trung Quốc.

“Chúng tôi cho rằng tấm biển được dán ở nhà hàng tại Bắc Kinh là quan điểm cá nhân về toàn bộ vấn đề đang diễn ra giữa Philippines và Trung Quốc. Chúng tôi hi vọng đây không phải là chính sách của nhà nước, không tiếp người Philippines ở các nhà hàng tại Bắc Kinh”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết trong cuộc họp báo được phát trên truyền hình.

Tổng lãnh sự Trung Quốc nói gì về vụ kỳ thị người Việt?

Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM Trác Lôi Minh cho rằng đây là “hiện tượng cực kỳ cá biệt. Ở đâu, chỗ nào cũng có những loại người không tốt”.

Philippines lên tiếng vụ nhà hàng Trung Quốc kỳ thị dân tộc

Trả lời báo chí ngày 27-2 về tấm biển kỳ thị của một chủ nhà hàng Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) Raul Hernandez nhận định đây chỉ là quan điểm một cá nhân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại