Trực tiếp quan sát loài hoa này nở ở nhà chị Lê Nguyễn
Quỳnh Anh (TP Tuy Hòa, Phú Yên), Thạc sĩ Trần Minh Châu, Giám đốc Trung
tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên cho rằng đây không phải
là một loại hoa, càng không phải hoa Ưu Đàm 3.000 năm nở một lần như lời
đồn. "Đây có thể là một loại nấm", ông nói.
Khóm sinh vật tìm thấy ở nhà chị Quỳnh Anh được cho là hoa Ưu Đàm.
Cũng theo Hòa thượng Thích Nguyên Đức, việc cho rằng
hoa Ưu Đàm nở ở nơi này, nơi kia chỉ là sự gán ghép khiên cưỡng. Hơn nữa
Phật lịch hiện nay 2.556 năm, nghĩa là nếu có hoa Ưu Đàm thì nó đã nở
vào thời điểm cách đây 2.556 năm khi Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời, tính
đến nay vẫn chưa đủ 3.000 năm.
Thứ hai là khi xuất hiện đức giáo chủ thì trời đất, vạn vật sẽ có sự thay đổi kỳ diệu, thế nhưng những dấu hiệu này không có, trong khi loài hoa lạ cũng không có hương thơm, lại xuất hiện ở nơi Phật tính không cao.
Thứ hai là khi xuất hiện đức giáo chủ thì trời đất, vạn vật sẽ có sự thay đổi kỳ diệu, thế nhưng những dấu hiệu này không có, trong khi loài hoa lạ cũng không có hương thơm, lại xuất hiện ở nơi Phật tính không cao.
Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Hợp, Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM thì nghiên cứu hoa qua ảnh, cho rằng "nó giống với trứng loài côn trùng hơn là thực vật".
Theo so sánh của một số nhà nghiên cứu, hoa Ưu Đàm rất giống trứng của côn trùng Lacewing.
Không những tại Việt Nam mà trước đây "hoa Ưu Đàm" từng được ghi nhận nở
ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ. Trong một bài viết trên
trang Ubanlegends, khi quan sát những bức ảnh "hoa Ưu Đàm" chụp ở Hàn Quốc
và Trung Quốc,
tác giả David Emery nhận định hình thù những bông hoa nở trên một thân
cây li ti màu trắng không phù hợp với cấu tạo của một loài thực vật, mặt
khác nó trông giống với cách phân bổ trứng của một loài côn trùng có
tên là Lacewing hơn.
Theo Vnexpress.net